Bài chòi của Việt Nam trở thành di sản văn hóa thế giới

0
1222

Nền âm nhạc Việt Nam là sự hòa trộn những nền âm nhạc của các dân tộc khác nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn có biết rằng bài chòi của người miền trung cũng là một trong những di sản âm nhạc lớn của dân tộc hay không?

chơi bài chòi
Hội đánh bài chòi cổ dân gian

1. Bài chòi được công nhận di sản văn hóa thế giới

Vào ngày 7/12, Ủy ban liên Chính Phủ công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đã có cuộc họp tại Jeju Hàn Quốc và đã công nhận bài chòi là một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây quả là một vinh dự lớn lao dành cho Việt Nam.

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam là di sản của 9 tỉnh trung bộ của Việt Nam. Bao gồm các tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Trị. Mặc dù vậy để nói nguồn gốc chính xác của di sản này thì nó bắt nguồn từ Bình Định.

Theo các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa dân gian, hình thức sơ khai của nghệ thuật hát bài chòi là trò chơi trí tuệ giải trí đánh bài chòi. Dần dần nó trở thành loại hình nghệ thuật dân gian đầy gần gũi. Nói cách khác nhờ nó là người dân duyên hải miền Trung đã bày tỏ được tâm tư, tình cảm cũng như kể lại câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt của họ.

Xem thêm:

2. Nguồn gốc của bài chòi

chơi bài chòi
Đêm hội bài chòi

Theo nghiên cứu về nguồn gốc của bài chòi, giáo sư Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc đã có hàng chục năm trong lĩnh vực nghiên cứu hình thức văn hóa nghệ thuật này: “Hiện nay vẫn chưa thật sự có văn bản nào chính thức chứng minh cho nguồn gốc ra đời của loại hình nghệ thuật này”.

Theo nhiều lời kể của nghệ nhân, vào thế kỉ XVI – XVII, thú dữ thường xuyên phá hoại mùa màng của người dân. Và quấy nhiễu cuộc sống của họ. Để chống chọi lại với thú dữ, người dân trong làng đã dựng thành những chòi cao để canh gác. Chính từ đó, người ta đã nghĩ tới những cách giao lưu thú vị như câu hát, câu hò,…

Hình thức liên lạc này dần dần trở thành một trò chơi nơi người bên chòi này dùng câu hát để đối đáp với người bên chòi kia. Hình thức vừa học vừa hát giữa các chòi với nhau để giải trí chính là tiền thân khởi nguồn cho hình thức nghệ thuật bài chòi sau này.

Ngoài ra còn một số giả thuyết khác về nguồn gốc của loại hình nghệ thuật trên. Cụ thể nhiều người cho rằng Ðào Duy Từ (1572-1634) đã theo chúa Trịnh vào nam. Điểm đầu tiên trong chuyến hành trình mà ông dừng chân là Bình Định. Ông đã sáng tạo ra hội bài chòi, hay còn gọi là hội đánh bài trên chòi. Từ đó lễ hội này được tổ chức vào mùa xuân tại các tỉnh Trung Bộ.

Tục đánh bài trên chòi hiểu một cách đơn giản là một hình thức ngồi trên chòi để đánh bài hay một không gian mở nào đó. Điểm đặc biệt của trò chơi này là nó gắn liền với nghệ thuật diễn xướng của các nghệ nhân trong vai trò là người quan trò.

chơi bài chòi
Khán giả tham gia chơi bài chòi

Dần dà người dân không còn quan trọng tính chất thắng thua vật chất của trò chơi này nữa mà nó trở thành một hình thức giải trí mang đậm nét văn hóa của người nơi đây. Thông thường người ta đến xem bài chủ yếu để nghe người chơi hát những câu ca dao tục ngữ thậm chí là tự sáng tác. Để đáp ứng nhu cầu nghe ca hát của người dân, trò chơi được phát triển và mở rộng thêm nhiều tích trò cũng như những câu chuyện trong nghệ thuật hát của người nghệ nhân.

Đến nay loại hình nghệ thuật bài chòi vẫn còn được giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của nó. Quả là một vinh dự lớn lao dành cho người Bình Định nói riêng và người Việt Nam nói chung khi bài chòi trở thành một trong những di sản văn hóa nổi tiếng thế giới. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây