Bảng tuần hoàn hóa học và các thành phần trong bảng đó

0
3048

Bảng tuần hoàn hóa học hiện nay rất cần thiết để sử dụng trong học tập, nghiên cứu môn Hóa học. Đây là kiến thức căn bản để bạn học tốt môn này. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các thành phần cấu tạo nên bảng và các nguyên tắc sắp xếp nhé!

Bảng tuần hoàn hóa học là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh. Khó có ai thuộc lòng hay rành rọt mọi thứ về bảng này. Sau đây là những điều cơ bản nhất bạn cần biết về bảng này. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Nguyên tắc sắp xếp trong bảng tuần hoàn hóa học

Bảng tuần hoàn hóa học hiện đã dần được hoàn thiện với 118 nguyên tố và một dãy đầy đủ các thông tin. Các nguyên tố này sẽ được sắp xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo quy luật thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử. Đây là nguyên tắc sắp xếp trong bảng này bạn thấy hiện nay.

Bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn hóa học

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn này sẽ được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Các nguyên tố giống nhau về lớp vỏ electron cũng sẽ được đưa vào một hàng. Các nguyên tố có cùng hóa trị thì sẽ được đưa vào một nhóm.

Xem thêm:

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

2.1. Ô nguyên tố

Bảng tuần hoàn hóa học gồm 118 nguyên tố, mỗi nguyên tố sẽ được xếp vào một ô. Các ô này được gọi là ô nguyên tố.

Số thứ tự của mỗi ô nguyên tố chính là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Vậy ô nguyên tố trong bảng này cho biết điều gì? Đó là số hiệu của nguyên tử( = số p = số e), kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, số oxi hóa,…

2.2.  Chu kì

Chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học là dãy mà tại đó các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron. Những nguyên tố này được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Số thứ tự chu kì sẽ bằng số lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố nằm trong cùng một chu kỳ. Bảng tuần này hiện đang có tổng cộng là 7 chu kì. Được chia thành chu kì nhỏ bao gồm chu kỳ 1,2,3 và chu kì lớn thì gồm chu kì 4,5,6.7. Riêng chu kì 7 là một chu kì chưa hoàn thành hết.

2.3. Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố được sắp xếp thành một hàng dọc trong bảng tuần hoàn hóa học. Đây là sự tập hợp của các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự như nhau. Trong cùng một nhóm nguyên tố sẽ có tính chất hóa học gần như là giống nhau.

Bảng này thì được chia thành 2 loại nhóm nguyên tố: 8 nhóm A và 8 nhóm B

Bảng tuần hoàn hóa học
Cấu tạo của một ô nguyên tố

Nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA bao gồm các nguyên tố dạng s và p. Quy luật là số thứ tự nhóm A sẽ bằng tổng số của electron lớp ngoài cùng.

Nhóm B được đánh số IIIB đến VIIIB và IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn này. Nhóm B gồm các nguyên tố thuộc d và f trong các chu kì lớn ở dạng (n – 1)dans.

Nếu (a + b) = 3 → 7 thì nguyên tố đó thuộc nhóm (a + b)B.

Nếu (a + b) = 8 → 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB.

Nếu (a + b) > 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm (a + b – 10)B.

Trong một chu kì

Trong một chu kì khi theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tức là từ đầu đến cuối chu kì, thì:

  • Số electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố sẽ tăng dần từ 1 đến 8(trừ chu kì 1).
  • Tính kim loại của các nguyên tố này yếu dần, thay vào đó tính phi kim sẽ mạnh dần.

Trong cùng một nhóm

Khi đi theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới thì:

  • Số lớp electron của nguyên tử sẽ tăng dần
  • Các nguyên tố sẽ có tính kim loại tăng dần và đồng nghĩa tính phi kim yếu dần

Bảng tuần hoàn hóa học sẽ rất dễ hiểu nếu bạn nhớ được và cũng như hiểu hết được các nguyên tắc, cấu tạo của bảng này. Hãy cố tìm hiểu và hiểu rõ các nguyên tắc để hiểu hết bảng này nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây