Bữa sáng cho người bệnh gout đơn giản, dễ chế biến với những nguyên liệu nên và không nên lựa chọn được bác sĩ chia sẻ sau đây. Mặc dù ăn gì cũng sẽ không ngăn ngừa hoàn toàn cơn đau bùng phát. Nhưng một chế độ ăn uống tốt cho người bệnh gút sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát các cơn gout.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ và hình thành các tinh thể trong khớp. Cơ thể tạo ra axit uric sau khi phân hủy một chất gọi là purine, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Một trong những điều có thể giúp bạn kiểm soát bệnh gout là giảm lượng purin bạn ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý chế độ ăn kiêng bệnh gút không phải là cách chữa bệnh. Nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của khớp bị tổn thương.

1. Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout bằng những thực phẩm tốt
Các lựa chọn thực phẩm có hàm lượng purin thấp có thể kể tới như sau:
- Sữa chua và sữa tách béo.
- Tất cả các loại trái cây tươi, đặc biệt là trái cây chứa nhiều vitamin C. Một nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công bệnh gout bằng cách giảm nồng độ axit uric. Vì vậy, ổi, dâu tây, việt quất, dưa hấu, chanh, cam, bưởi là những loại trái cây tốt nhất cho người bị gout.
- Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc.
- Trứng (ăn một lượng vừa phải).
- Rau các loại nên có nhiều trong bữa ăn. Bạn có thể thấy các loại rau như rau bina và măng tây trong danh sách có nhiều purin. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rau chứa nhiều purin lại không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc các cơn đau do bệnh gout.
- Các loại đậu: Tất cả các loại đậu đều tốt, bao gồm đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, và đậu phụ.
- Các loại hạt: Như hạt đậu phộng, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt óc chó.
- Ngũ cốc nguyên hạt cho người bệnh gout: Chúng bao gồm yến mạch, gạo lứt và lúa mạch.
- Dầu gốc thực vật: Bao gồm dầu hướng dương, dầu dừa, dầu ô liu, dầu đậu phộng.

2. Những thực phẩm nên tránh trong bữa sáng cho người bệnh gout
Trong cách chế biến món ăn cho người bệnh gout nên tuyệt đối tránh các loại nguyên liệu sau đây:
- Bia và rượu làm từ ngũ cốc (như rượu nếp, rượu vodka và whisky).
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt nai, thịt lợn.
- Nội tạng động vật, chẳng hạn như gan, thận và tránh cả não động vật.
- Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá trích, cá hồi, cá thu, cá cơm và cá mòi. Ngay cả trứng hải sản cũng không nên tiêu thụ.
- Các loại carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt các loại và bánh quy. Mặc dù chúng không chứa nhiều purin hoặc fructose, nhưng chúng có ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ axit uric của người bị gout.
- Đường và những loại thực phẩm, đồ uống có chứa đường, bao gồm cả mật ong, xi-rô ngô.
- Mặc dù chúng không giày purin nhưng chúng làm tăng nồng độ axit uric, gây ra những cơn đau do gout nhức nhối hơn. Một nghiên cứu bao gồm hơn 125.000 người tham gia đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều đường fructose nhất có nguy cơ phát triển bệnh gút cao hơn 62%.
- Men các loại như men dinh dưỡng, men bia.

Xem thêm:
- Vaseline có trị thâm môi không? Cách trị thâm môi bằng vaseline
- Đau bụng bên trái là dấu hiệu của 9 căn bệnh phổ biến này
- Người bị cảm cúm nên ăn gì để cải thiện lại sức khỏe?
3. Những thực phẩm có thể tiêu thụ ở mức vừa phải
Bạn có thể ăn một số thực phẩm sau ở mức độ vừa phải. Bởi nhóm thực phẩm này chứa một lượng purin vừa phải, ăn ít thì ổn nhưng ăn quá nhiều chúng có thể gây ra cơn gút.
- Các loại thịt người bện gout chỉ nên ăn lượng ít: Thịt gà luộc (hoặc chế biến ít gia vị), thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.
- Các loại cá khác: Cá hồi tươi thường chứa hàm lượng purin thấp hơn hầu hết các loại cá khác.

4. Gợi ý bữa sáng cho người bệnh gout
- Bữa sáng 1: Bột yến mạch + đào cắt lát + 1 thìa hạnh nhân.
- Bữa sáng 2: 1 hũ sữa chua Hy Lạp + 1 phần salad cà chua và dưa chuột cắt nhỏ + vài lát bánh mì nguyên cám.
- Bữa sáng 3: 1 phần Rau bina (ăn sống hoặc luộc) và 1 quả trứng tráng + 1 vài lát bánh mì nướng.
- Bữa sáng 4: 1 phần dưa gang + 1 phần bột ngũ cốc cám.
- Bữa sáng 5: Sandwich trứng với rau diếp + cà chua.
- Bữa sáng 6: Ngũ cốc nguyên hạt + sữa ít béo + dâu tây cắt lát
- Bữa sáng 7: 2 củ khoai lang nướng.
- Bữa sáng 8: 1 phần sữa chua không đường trộn với các loại trái cây tươi cắt hạt lựa (như dâu tây, táo, lê).
- Bữa sáng 9: 1 cốc sinh tố với nguyên liệu từ 74 gram việt quất, 15 gram
rau chân vịt, 59 ml sữa chua Hy Lạp và 59 ml sữa ít béo. Bạn có thể thay đổi lượng thực phẩm cũng như thêm các loại rau hoặc quả theo mùa mà bạn yêu thích. - Bữa sáng 10: Nấm và bí ngòi áp chảo.

Trên đây là một số bữa sáng cho người bệnh gout gợi ý mà bạn có thể tự chế biến tại nhà. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi thực đơn khác, dựa trên những thực phẩm nên ăn và nên tránh.