Cá mập voi bị xẻ thịt ở Sầm Sơn Thanh Hóa có gì đặc biệt?

0
1527

Cá mập voi bị xẻ thịt ở thành phố Sầm Sơn Thanh Hóa vấp phải nhiều chỉ trích của đông đảo chuyên gia về sinh vật biển trong việc bảo tồn và nghiêm cấm khai thác đánh bắt đối với loài cá này. Vậy cá mập voi có gì đặc biệt?

1. Tổng quan về cá mập voi

1.1. Kích thước và mô tả cá mập voi

Cá mập voi hay cá nhám voi có kích thước khá lớn, chiều dài lớn nhất của một con cá voi trưởng thành có thể lên đến 12m. Thông thường kích thước trung bình của mỗi con cá nhám voi có độ dài khoảng từ 5.5 m đến 10 m với cân nặng lên đến 18.7 tấn. Để dễ hình dung, kích thước của cá nhám voi phải bằng một xe buýt trường học tại Mỹ.

Loại cá mập trắng mặc dù nhận được nhiều sự chú ý hơn so với cá mập voi, song nếu so về tầm vóc, chúng chỉ là những chú lùn so với người khổng lồ. Kích thước khi trưởng thành của cá mập trắng khi trưởng thành chỉ dao động trong khoảng 4.6 – 6.1m và nặng 2.3 tấn. Ngoài ra khác với cá mập trắng, cá mập voi không phải là loài động vật săn mồi.

Cá mập voi có hình dạng khá đặc biệt với phần đầu phẳng và mõm tù về phía miệng. Các sợi râu ngắn có tác dụng giống như các sợi tinh thể ở cá da trơn. Ở lưng và hai bên cạnh của cá nhám voi có màu xám nâu với cá đốm trắng và sọc xám xanh đặc trưng. Bụng cá nhám voi có màu trắng. Mỗi cá nhám voi có đốm trắng riêng tương tự như vây tay của con người.

Miệng của loài cá này khoảng 1.5m với hơn 300 cái răng. Mặc dù vậy, răng cá chỉ có tác dụng lọc thức ăn chứ không sử dụng để ăn như các loại cá mập khác.

cá mập voi

Kích thước và mô tả cá mập voi

1.2. Môi trường sống

Cá nhám voi có xu hướng tìm những nơi ấm áp để ẩn náu, vì vậy các vùng nước nhiệt đới trên khắp thế giới bao gồm cả biển Việt Nam là lựa chọn của chúng. Tuy vậy tại một số vùng nước lạnh hơn vẫn nhận thấy sự tồn tại của cá mập voi chẳng hạn như ngoài khơi bờ biển New York. Theo Liên minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế IUCN, khoảng 75% cá nhám voi được tìm thấy tại các vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

1.3. Thói quen sinh hoạt

Hiện nay các nghiên cứu về cá nhám voi còn gặp nhiều hạn chế và không hoàn chỉnh và đầy đủ như các loại sinh vật biển khác. Về cơ bản, cá nhám voi là sinh vật đơn độc, tuy nhiên vẫn không né tránh việc chia sẻ môi trường sinh sống với đồng loại. Tại Biển Đỏ, đây là địa điểm phổ biến để cá nhám voi đang trưởng thành có cơ hội gặp gỡ và kiếm ăn cùng nhau. Hiện những tập tính và thói quen sinh hoạt cá mập voi vẫn đang được nghiên cứu hứa hẹn hé lộ nhiều sự thật thú vị về loài cá này.

1.4. Chế độ ăn

Hầu hết các loại cá mập khác sẽ tấn công và xé nhỏ con mồi, tuy nhiên cá mập voi không như vậy. Thực tế cá nhám voi là loài cá hiếm hoi không phải là loài săn mồi trong danh sách các loài cá mập. Chúng là những kẻ ăn có chọn lọc. Khi mở miệng, cá nhám voi để nước đi vào bên trong và lọc thức ăn thông qua bộ răng. Sau khi lọc xong, cá nhám voi phun nước ra trở lại biển.

Thức ăn chủ yếu của cá nhám voi là sinh vật phù du. Tuy nhiên chúng cũng có thể ăn tôm, tảo, một số loại thực vật biển, các loại cá, mực,…Cá nhám voi còn ăn cả trứng cá. Tập tính ăn này đã được chứng minh khi cá mập voi có thể chờ tại các rạn san hô đến 14 giờ để ăn trứng sau khi cá đẻ xong.

1.5. Sinh sản

Cá mập voi cái sản xuất trứng tuy nhiên khác với các loài cá khác, trứng cá sẽ nở ngay bên trong cơ thể mẹ. Với mỗi kỳ sinh sản, cá nhám voi có thể đẻ đến 300 cá con còn sống. Mặc dù vậy không nhiều con có thể sống sót đến khi trưởng thành.

Tuổi thọ của cá nhám voi thường dài khoảng 100 – 150 năm tuy nhiên tuổi sinh sản của cá khá muộn. Tại tuổi 25, cá con mới sẵn sàng sinh ra thế hệ tiếp theo. Mặc dù vậy, các tư liệu về cá nhám voi giao phối còn hạn chế. Chưa ai thấy cá mập voi giao phối. Nguyên nhân bắt nguồn từ tập tính sinh sống tại các vùng nước ấm trên toàn cầu. Điều này khiến các nhà khoa học gặp khó khăn khi chỉ có thể nghiên cứu chúng ở các vùng ven biển. Cá nhám voi thường đi thành đàn kiếm ăn tại các vùng biển rộng khó có thể tiếp cận.

cá mập voi

Chế độ ăn của cá mập voi

Xem thêm:

2. Cá mập voi tại Việt Nam

Điều kiện biển tại Việt Nam thích hợp để cá nhám voi sinh sống. Ngư dân Bình Định thường gọi cá mập voi là cá chèo bẻo. Một số nơi còn xem loài cá này như thần hộ mệnh của ngư dân trên biển.

Vì vậy ngư dân thường kiêng kị đánh bắt cá nhám voi. Mỗi khi thấy cá bị thương, họ sẽ dìu cá về bờ hoặc nếu cá vô tình mắc vào lưới, ngư dân sẽ chấp nhận lỗ, bỏ chuyến đánh bắt để cứu sống cá. Đối với những con cá nhám voi không qua khỏi, ngư dân sẽ án tán cho nó ngay tại bờ biển.

Vào năm 2006, ngư dân Bình Định đã dìu cá mập voi bị thương vào bờ biển Quy Nhơn để cứu chữa. Tuy vậy cá đã không qua khỏi và được an táng. Ngư dân nơi này quan niệm rằng, những ai cứu được cá nhám voi thoát chết thì sẽ gặp nhiều may mắn trên biển. Đây là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của những ngư dân miền biển.

Hiện nay trên thế giới, trong sách đỏ quốc tế, cá nhám voi được xếp vào nhóm EN đồng nghĩa đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Đồng thời tại Việt Nam, loài cá này cũng được ghi nhận trong danh mục các sinh vật thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Được biết theo thống kê, tại Việt Nam chỉ ghi nhận dưới 250 cá thể cá nhám voi. Có thể nói sự suy giảm cá thể cá mập voi có liên hệ mật thiết đến sự đánh bắt và các hoạt động ô nhiễm môi trường biển.  cá mập voi

Cá mập voi tại Việt Nam

3. Xẻ thịt cá mập voi tại Sầm Sơn

Vào thời điểm đầu tháng 5 năm 2019, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh những người dân tại thành phố Sầm Sơn xẻ thịt một con cá màu đen có nhiều đốm sáng trông khá giống cá mập voi. Người đăng ảnh cũng xác nhận đây là loài cá mập voi, một loài cá quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới.

Nhận được nhiều chỉ trích của đông đảo người sử dụng mạng xã hội, vào ngày 15/5/2019, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Thanh Hóa đã trình văn bản đề nghị chủ tịch UBND Thành phố Sầm Sơn chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý người dân mổ thịt cá nhám voi trên địa bàn trong những ngày vừa qua bất chấp những bác bỏ của chủ tịch UBND phường Quảng Tiến về việc cá bị xẻ thịt là cá diều hoa không phải cá mập voi.

Theo lời chủ tịch UBND Quảng Tiến, đây chỉ là loài cá mập hoa thông thường và hoàn toàn không phải loài cá quý hiếm như đồn đãi. Điều này vấp phải nhiều chỉ trích của dư luận.

Theo mô tả vụ việc, vào ngày 5/5 một ngư dân tại Sầm Sơn khi đánh cá xa nhận thấy có một con cá nặng khoảng 1 tấn sa lưới. Ban đầu, họ quyết định đem chôn nhưng nhận thấy lợi ích kinh tế cao nên quyết định đem cá sang lò giết mổ để bán lấy tiền. Mặc dù vậy bởi tập tục văn hóa của người miền biển, cá sau khi xẻ thịt không có ai mua và phải đem đi tiêu hủy.  

Sau khi đăng tải thông tin trên, sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào cuộc. Chi cục có nhiệm vụ xác minh thông tin đồng thời xác định chủng loài của cá bị xẻ thịt hôm 5/5.

Sau một thời gian xác minh, các cơ quan chức năng đã xác định được người xẻ thịt là ngư dân Trịnh Tử Thiệu ngụ tại phố Trung Thịnh, phường Quảng Tiến Sầm Sơn. Ông cho biết khi đánh bắt thì cá bị vướng vào lưới và chết. Người trên thuyền không biết là cá gì nên mới quyết định đem vào bờ để xẻ thịt ăn.

Tuy nhiên theo các cơ quan chức năng, hành vi của ông Thiệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể theo công văn số 1035/TCTS-BTPNL ngày 7/5/2019 của Tổng cục Thủy sản gửi Sở NN-PTNT Thanh Hóa, cá thể thể cá mà người dân xẻ thịt tại thành phố Sầm Sơn trong những ngày gần đây là loài cá mập voi nằm trong danh mục loài thủy hải sản nguy cấp thuộc nhóm I.

Không chỉ vậy vào ngày 13/5, căn cứ theo bản số 592/VHS-NL của Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ NN-PTNT cũng khẳng định đây chính là cá nhám voi đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Loài cá trong vụ việc thuộc phân lớp cá sụn Elasmobranchii thuộc phụ lục II của mục loài Cites và được quy định trong phụ lục II, Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ về quy định một số và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Đây là loài cá chỉ được khai thác với mục đích bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu hoặc nghiên cứu khoa học,… Hay nói cách khác việc khai thác xẻ thịt cá mập voi là hoàn toàn trái pháp luật.

Về hình thức xử phạt đối với hành vi khai thác, nuôi, thu gom, lưu giữ, sơ chế, chế biến các sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn sẽ bị phạt hành chính từ 10,000,000 – 50,000,000 đồng tùy theo khối lượng sinh vật.

Qua vụ việc trên, Sầm Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung tích cực tuyên truyền các thông tin hữu ích về bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao ý thức ngư dân trong vấn đề bảo tồn các loài sinh vật thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra nhà nước xem xét thay đổi mức hình phạt đối với các hành vi đánh bắt gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

cá mập voi

Xẻ thịt cá mập voi tại Sầm Sơn

Nói tóm lại cá mập voi là một loại cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao do tình trạng săn bắt bừa bãi và hoạt động của con người khiến môi trường biển ngày càng ô nhiễm. Chính vì vậy, để đảm bảo số lượng cá thể cá mập voi, mỗi người cần chung tay góp phần bảo vệ những sinh vật biển này. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây