Ca Trù – Loại hình âm nhạc truyền thống của miền Bắc

0
1395

Cà trù là một loại hình âm nhạc có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta. Nó là sự kết hợp giữa loại hình thi ca và âm nhạc, đôi khi là múa. Tuy nhiên không phải cũng hiểu ca trù là gì và một số danh xưng nghệ thuật thường sử dụng.

1. Ca trù là gì?

Ca trù thực chất là một loại hình diễn xướng âm nhạc thính phòng rất được ưa chuộng tại Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Loại hình này thịnh hành nhất vào thế kỉ 15. Khi đó nó được biết đến với nhiều tên gọi như hát cô dâu, hát nhà trò,… Ca trù là loại hình âm nhạc cổ điển có sự kết hợp của thơ ca, âm nhạc và một chút múa.

Một chầu hát được cấu thành bởi 3 thành phần chính bao gồm:

  • Một nữ ca sĩ gọi là đào hay ca nương, nhiệm vụ của cô là sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp.
  • Một nhạc công nam giới hay còn được gọi là kép, là người chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Thi thoảng người nhạc công nam có lúc hát thể cách hát sử và hát giai hoặc vừa đàn vừa hát
  • Người thưởng ngoạn hay còn gọi là “quan viên” có nhiệm vụ đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Không gian trình diễn của bộ môn này tương đối nhỏ chỉ nằm trong khuôn khổ thính phòng. Khi đó đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi về phía hai bên chếch nhau. Đối với những bài hát được trình diễn và sáng tác ngay tại chỗ thì được gọi là “tức tịch”.

Ca trù
Loại hình nghệ thuật Ca trù là gì?

Xem thêm:

2. Danh xưng nghệ thuật trình diễn ca trù

2.1 Hát ả đào

Về nguồn gốc cái tên gọi Hát ả đào, phải lội ngược lại quá khứ vào đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028). Tương truyền rằng có một người ca nương Đào Thị rất giỏi ca hát nên thường được nhà vua ban thưởng. Khi đó ai ai cũng ngưỡng mộ nàng Đào Thị. Tiếng tăm ngày càng vang xa, con cái mới ra đời đều phạm là con hát thì đều đặt tên là Đào nương. Theo đó, dần dần ả đào trở thành tên gọi của thể loại âm nhạc này.

2.2 Hát cửa đình

Hát cửa đình là một hình thức ca trù phục vụ cho các nghi thức tế lễ tại các đình hoặc các làng.

2.3 Hát cô đầu

Từ cô đầu xuất phát từ câu chuyện dạy nghề cho con em của các ả đào danh ca. Mỗi khi hát đình đám, con em phải trích tiền cho thầy gọi là tiền Đầu. Về sau người ta thay tiếng cô thầy tiếng ả cho rõ ràng rồi gọi tiếng đầu thay tiếng đào.

Cách gọi như vậy là để tỏ lòng biết ca tụng bậc danh ca lão luyện đã dạy dỗ nhiều con em thành tài. Người được tặng nhiều món tiền đầu thì gọi là cô đầu.

2.4 Hát ca công

Các nghệ sĩ chốn giáo phường thường được gọi là ca công. Theo đó, có thể hiểu hát ca công hàm ý là âm nhạc giáo phường.

2.5 Ca nương – Ả đào

Ca nương – Ả đào là một trong những thành viên quan trọng để trình diễn ca trù. Tuy nhiên khác với ca sĩ, ả đào phải vừa hát vừa gõ phách.

2.6 Kép, kép đàn

Kép cùng với đào đều có vai trò quan trọng như nhau trong tổ chức hát trù. Họ thường được gọi chung là đào kép hay ca nương.Vai trò chính của kép đàn là gảy đàn hay còn gọi nhạc công.

2.7 Quan viên, cầm chầu

Quan viên trong ca trù là những người tham gia nghe hát. Trong một cuộc thi hát, quan viên sẽ tham gia cầm chầu. Do đó nói cách khác, họ vừa thưởng thức nhạc vừa là thành viên góp phần vào ban nhạc.

Các danh xưng của các chủ văn hóa trong ca trù đã góp phần tạo nên những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật riêng cho ca trù. Nó chính là sự hòa quyện của nghệ thuật diễn xuất, lời ca và cả các nhạc cụ. Trong loại hình âm nhạc này, cổ phách, đàn đáy, trống chầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên nét đặc trưng riêng của dòng nhạc này.

Ca trù
Loại hình nghệ thuật Ca trù là gì?

Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã hiểu được phần nào về ca trù và các khái niệm, danh xưng của nó. Đến ngày nay, ca trù vẫn được giữ gìn và phát huy. Nó nhanh chóng trở thành một truyền thống, một nét đẹp lâu đời của người dân miền bắc nói riêng và toàn thể Việt Nam nói chung. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây