Các thảo dược ngâm chân nào tốt? Tác dụng của ngâm chân thảo dược

0
342

Ngâm chân thảo dược được xem là phương pháp đơn giản và chi phí thấp. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng từ rất xa xưa và ngày càng phổ biến. Việc kết hợp thảo dược ngâm chân giúp đem lại hiệu quả tốt và rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này trong bài viết sau đây.

1. Ngâm chân thảo dược là gì?

Ngâm chân thảo dược là sự kết hợp giữa nước ấm và các tinh dầu thảo dược. Việc ngâm chân này sẽ giúp giãn nở nhiệt và tuần hoàn máu của đôi chân tốt hơn. Ngoài ra kết hợp ngâm chân có thảo dược còn đem lại các lợi ích cho sức khỏe.

Các loại thảo dược được chọn để ngâm chân thường có tác dụng hành khí hoạt huyết, lưu thông máu tốt và làm giảm tắc nghẽn máu cho cơ thể. Lượng thảo dược cho vào nước ngâm cũng được phân chia tùy theo thể trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Đôi chân được xem như là một trái tim thứ hai của cơ thể. Vì nó chứa nhiều mút thần kinh liên kết phản xạ trực tiếp đến võ đại não. Đặc biệt, chúng có liên kết mật thiết với các tạng phủ. Vì vậy, ngâm chân với thảo dược được nhiều người chọn làm phương pháp để chăm sóc đôi chân lẫn cơ thể.

thảo dược ngâm chân

Ngâm chân với thảo dược

2. Tác dụng của ngâm chân thảo dược

Sau đây là một số tác dụng của ngâm chân thảo dược:

Giảm đi mệt mỏi cho đôi chân

Toàn bộ trọng lượng cơ thể được đôi chân gánh chịu khá nhiều. Những người thừa cân, béo phì hay các bác sĩ, vận động viên, người bán hàng thì đôi chân càng làm việc nhiều hơn.

Đôi chân sẽ được giảm mệt mỏi rõ rệt khi bạn ngâm chân từ 15 đến 20 phút sau một ngày làm việc. Việc ngâm chân trước khi ngủ cũng giúp bạn khởi đầu cho ngày hôm sau nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Giảm tê bì cho đôi chân

Ngâm chân với nước ấm pha với thảo dược như gừng, sả, ngải cứu và một ít muối sẽ giúp quá trình tuần hoàn lưu thông máu tốt. Giúp máu lưu thông đến chân nhanh hơn và giảm được tình trạng tê bì. Vì chân là bộ phận xa nhất với não, lượng máu bơm tới chân cũng ít và nghèo oxy hơn. 

Giảm tình trạng giãn tĩnh mạch

Đối với phụ nữ mang thai hay người già thì suy giảm tĩnh mạch thường xảy ra nhất. Các tĩnh mạch ở chi dưới do nâng đỡ cơ thể nặng trong thời gian dài sẽ bị suy giảm và giãn ra. Vì vậy việc ngâm chân thảo dược sẽ có tác động tốt đến tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các mạch máu xa và mạch máu nhỏ.

Giảm đau nhức xương khớp

Ngâm chân với nước muối ấm kết hợp với các loại thảo dược giúp giảm một phần bệnh đau nhức xương khớp. Giúp tuần hoàn máu tăng lượng máu đến các khớp, tăng bạch cầu để bảo vệ các khớp. Các vấn đề về viêm khớp sẽ giảm đi khá tốt.

thảo dược ngâm chân

Ngâm chân thảo dược giúp giảm đau xương khớp

Hỗ trợ điều trị khi bị cảm lạnh

Bạn cần ngâm chân khi bị cảm lạnh, cảm cúm không đổ mồ hôi. Ngâm chân với nước muối ấm cùng với thảo mộc giúp cơ thể ấm lên, làm giãn mạch máu và nở lỗ chân lông, cơ thể sẽ dễ tiết mồ hôi hơn và thải độc tích tụ lâu ngày.

Lưu ý cách này không nên áp dụng cho người lớn tuổi, thay vào đó có thể xông hơi cơ thể bằng thảo dược. Ngoài ra, ngâm chân thảo dược còn có thể áp dụng đối với người gầy yếu, thiếu nước.

Giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn

Bạn hãy ngâm chân đều đặn vào mỗi tối sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ. Cơ thể sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bạn không nên bấm điện thoại trong lúc ngâm chân vì gây mất tập trung, cơ thể sẽ khó ngủ hơn.

Người có cơ địa chân tay lạnh, cơ thể yếu ngâm chân sẽ tăng cường sức khỏe

Tình trạng tê buốt chân, bị lạnh chân về đêm, bụng thường khó chịu khi uống nước đá và ăn đồ lạnh sẽ được giảm hẳn khi bạn ngâm chân thảo dược thường xuyên. Cơ thể bạn sẽ cân bằng, bạn sẽ ăn ngon ngủ ngon hơn.

Các bệnh ngoài da sẽ được giảm bớt

Nếu bạn bị viêm nhiễm da, nấm hãy ngâm chân với nước muối ấm và thảo dược. Muối có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ tế bào chết và các mầm bệnh trên da.

Khử được mùi hôi chân

Ngâm chân với muối kết hợp cùng gừng, sả, hương nhu, giúp làm giảm tình trạng hôi chân, và tiết mồ hôi nhiều ở chân.

Ngâm chân tác động tốt đến các cơ quan trong cơ thể

Huyệt ở bàn chân kết nối trực tiếp đến các cơ quan phủ tạng của cơ thể. Nếu ngâm chân và kết hợp với massage các huyệt ở bàn chân giúp cải thiện sức khỏe, giảm được chứng đầy bụng khó tiêu, viêm ruột, viêm dạ dày, tăng cường chức năng cho thận và xương khớp.

thảo dược ngâm chân

Ngâm chân tác động đến các cơ quan của cơ thể

Giảm mệt mỏi

Những thảo dược dùng để ngâm chân thường được chế tạo từ quế khấu, ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện, trải qua đun nấu để hòa tan các nguyên liệu tạo ra nước ngâm chân thảo dược. Nước thảo dược sẽ tác động trực tiếp lên da, giúp máu lưu thông đều, xoa tan mệt mỏi cho bàn chân và giảm stress, tinh thần được thư giãn hơn.

Người bị cao huyết áp nên ngâm chân thảo dược

Người già thường mắc bệnh cao huyết áp nhiều nhất so với các lứa tuổi còn lại. Huyết áp sẽ được ổn định đáng kể khi ngâm chân trong nước ấm hay nước thảo dược. Hãy thư giãn cơ thể, tránh những suy nghĩ lo âu, áp lực khi ngâm chân để được hiệu quả tốt. Nếu huyết áp quá cao thì bạn nên kéo dài thời gian ngâm chân.

Bổ thận

Đối với những người có thời gian ngồi hơn 8 tiếng một ngày thì rất dễ mắc các chứng bệnh về thận. Các thành phần trong nước ngâm chân thảo dược sẽ thẩm thấu vào thận, giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.

Bạn nên ngâm chân trong bồn gỗ, tốt nhất là gỗ thông, gỗ ngọc am, gỗ pơ mu. Nhiệt độ nước từ 30 đến 40 độ thì phương pháp ngâm chân thảo dược sẽ phát huy được hết tác dụng. Các tinh dầu có trong gỗ sẽ tiết ra trong quá trình ngâm chân sẽ cũng góp phần giúp bạn thư giãn. 

3. Các loại thảo dược ngâm chân

Bạn có thể tham khảo một số loại thảo dược ngâm chân nào tốt để áp dụng cho bản thân và gia đình tại nhà.

Nước gừng tươi

Gừng có tính nóng, giúp làm ấm và tuần hoàn máu tốt cho người sợ lạnh, hay bị lạnh tay chân. Bạn đập dập 20g đến 30g gừng tươi cho vào nồi nước, đun sôi khoảng 10 phút. Nắp nồi phải được đậy kín khi đun tránh một số chất bị bay hơi. Pha nước gừng vừa nấu với nước lạnh sao cho nhiệt độ nước còn 30 đến 40 độ là bạn có thể ngâm chân.

Sử dụng gừng tươi để ngâm chân

Ngâm chân với ngải cứu

Ngải cứu nằm trong danh sách thảo dược ngâm chân giúp cải thiện được chức năng của phổi, làm giảm bệnh viêm phế quản mãn tính và ho có đờm. Đun sôi 20g đến 30g ngải cứu đập dập với nước, đậy kín nắp trong 10 phút. Sau đó pha với nước lạnh cho nhiệt độ nước ngâm chỉ còn 30 đến 40 độ là ngâm chân được. Lưu ý, bạn không nên ngâm quá mắt cá chân.

Vỏ quế và hoa tiêu

Hai loại thảo dược này rất tốt trong điều trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận gây ra. Đun sôi 10 phút 15g vỏ quế, 15g hoa tiêu với nước và đậy kín nắp. Sau đó pha với nước lạnh cho nhiệt độ nước ngâm giảm còn 30 đến 40 độ và tiến hành ngâm chân. Ngâm chân đừng để mức nước cao hơn mắt cá nhân.

Thảo dược hồng hoa

Hồng hoa là loại thảo dược ngâm chân có tác dụng hoạt huyết, giảm đau cho người bị chứng tê cóng hoặc da bị khô nứt khi trời lạnh. Cho 10g đến 15g hồng hoa đun sôi với nước đậy kín nắp trong 10 phút. Sau đó pha với nước lạnh cho nhiệt độ nước giảm còn khoảng 40 độ là có thể ngâm chân.

Bạn cũng có thể kết hợp 10g đến 15g hồng hoa và 30g đến 35g ngải cứu khô với nhau để kích thích máu tuần hoàn, làm giảm chứng phình tĩnh mạch và viêm dây thần kinh ngoại vi.

Các gói bột thảo dược

Bạn cũng có thể lựa chọn các túi bột thảo dược pha chung với nước ấm để ngâm chân như hương nhu, bạch khỉ, dây đau xương, bạc hà, quế chi, trương thuật. Tùy vào mục đích ngâm chân và thể trạng của bạn để lựa chọn thảo dược có công dụng tương ứng và liều lượng ngâm cho phù hợp.

Các gói bột thảo dược để ngâm chân

4. Một số lưu ý cho người sử dụng ngâm chân thảo dược

Tuy vậy, không phải ai cũng nên ngâm chân mặc dù công dụng của ngâm chân thảo dược là rất tốt. Nếu người suy giảm tĩnh mạch ngâm chân với nước nóng và thảo dược có thể làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng thêm.

Phụ nữ có thai nên dùng các gói thảo dược dành riêng cho mẹ bầu và cũng không nên ngâm chân quá lâu. Bạn cũng không nên ngâm chân ngay sau khi ăn no, vì sẽ khiến bạn đầy hơi chướng bụng.

Người bị bệnh tiểu đường thường bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên, gây ra rối loạn cảm giác. Vì vậy những bệnh nhân tiểu đường nên cẩn thận trong vấn đề ngâm chân.

Nếu bạn có vết thương hở, nhiễm trùng ở chân tuyệt đối không nên ngâm ngâm tránh làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, vết thương vì vậy sẽ lâu lành hơn.

Thông qua bài viết, hi vọng đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết về ngâm chân thảo dược. Bạn cũng nên có sự chỉ dẫn tư vấn từ bác sĩ khi sử dụng thảo dược ngâm chân để chọn đúng loại thảo dược, đúng tình trạng bệnh để có hiệu quả tốt nhất. Kết hợp massage thư giãn để cơ thể được giảm stress sau ngày làm việc mệt mỏi. Hãy chọn một chiếc ghế massage tại nhà vừa tiện lợi vừa có thể massage được toàn bộ cơ thể của bạn mà không cần phải tự thực hiện.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây