Cẩm nang du lịch núi Yên Tử từ A đến Z cho người mới

0
1039

Núi Yên Tử từ trước đến nay đã là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất của nước ta. Cùng giải đáp sức hút khó tả Yên Tử và những kinh nghiệm du lịch khi đến Yên Tử dành cho người mới bạn nhé!

1. Thời gian thích hợp du lịch núi Yên Tử

Núi Yên Tử được mệnh danh là đất tổ của Phật Giáo Việt Nam từ xưa đến nay. Không thể phủ nhận sức hút của núi Yên Tử khi nó trở thành tụ điểm tâm linh hấp dẫn tại Quảng Ninh. Trong cuộc sống tất bật và hiện đại như hiện nay, nó trở thành một trong những điểm đến tuyệt vời, lý tưởng với phong cảnh hữu tình.

Lễ hội núi Yên Tử diễn ra hàng năm từ mùng 10 tháng Giêng kéo dài tới tháng 3 âm lịch. Lễ hội này thu hút hàng loạt tín đồ cũng như khách du lịch từ mọi miền đất nước đến để trẩy hội.

Theo kinh nghiệm du lịch núi Yên Tử, nếu bạn không thích hợp với những nơi đông người và tấp nập thì thời điểm sau khi lễ hội qua đi sẽ là thời điểm thích hợp nhất. Khi đó, núi Yên Tử sẽ trở lại với vẻ đẹp bình dị vốn có của nó. Ngoài ra nếu bạn đi với mục đi vãn cảnh, bất kỳ lúc nào cũng là thời điểm tốt nhất để đi núi Yên Tử.

2. Kinh nghiệm du lịch yên tử

Để du lịch đến Yên Tử, bạn cần đi quãng đường khoảng 140km để đến nơi. Từ Hà Nội bạn đi xe oto đến thành phố Uông Bí rồi rẽ vào đường Yên Tử. Khi này bạn đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái và đến núi Yên Tử.

Tại đây bạn có thể đi đến núi bằng hai cách gồm đi bằng cáp treo và đi bộ. Đối với đi bằng cáp treo, bạn sẽ đi quãng đường khoảng 1,2km với độ cao khoảng 450m so với mặt đất. Đối với đi bộ, bạn đi trên bậc đá xếp lên núi xen giữa cây cỏ và rừng thông. Mặc dù cách đi bộ tốn sức hơn nhưng bạn sẽ có được trải nghiệm ngắm cảnh trên suốt quãng đường đi.

2.1. Phương tiện đi Yên Tử

Phương tiện đi lại trên núi Yên Tử khá hạn chế, bạn chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng cáp treo để lên núi. Lộ trình đi bộ lên núi khá vất vả, vì vậy cách này thường không phù hợp với những người sức khỏe kém hay người cao tuổi. Quãng đường đi bộ khoảng 6 km.

Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m để đến suối Giải Oan. Theo một tích xưa, đây là nơi hàng trăm cung nữ đã trầm mình để bày tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Tiếp đó bạn đi đến đường Tùng cổ để đến Tháp Tổ, chùa Bảo Sái, chùa Đồng,… Đối với những thời điểm vắng khách trong năm, hành trình đi như thế này tốn khoảng từ 6 – 8 tiếng. Thời gian đi bộ có thể lâu hơn vào mùa lễ hội.

Cách thứ hai để bạn di chuyển đến Núi Yên Tử là sử dụng cáp treo. Đây là hệ thống cáp treo hiện đại nhất tại Việt Nam với quãng đường lên đến 1,2km. Đi cáp treo chắc chắn là trải nghiệm thú vị đối với bạn. Tại đây bạn có thể nhìn ngắm một cách trọn vẹn khung cảnh của Yên Tử từ trên cao 450m so với mặt đất. Hành trình đến núi Yên Tử sẽ nhanh hơn chỉ với 4 tiếng so với đi bộ.

2.2. Dịch vụ ăn ngủ

Trong suốt quãng đường leo núi, bạn có thể dừng chân nghỉ tại chùa Hoa Yên. Mặc dù gọi là chùa, song tại đây các dịch vụ nghỉ ngơi và ăn uống hết sức tiện lợi giúp bạn nạp lại năng lượng một cách nhanh chóng chuẩn bị cho chặng đường tiếp theo. Theo kinh nghiệm, nếu bạn đi đông, bạn có thể đặt theo mâm. Tại các điểm dừng chân, bạn có thể thử món đặc sản măng trúc núi Yên Tử. Còn gì bằng dành khoảng thời gian vừa thưởng thức món măng trúc vừa ngắm nhìn quang cảnh yên tử đầy thơ mộng.

2.3. Tham quan gì ở yên tử

Tại núi Yên Tử, bạn có thể tham quan hàng loạt các địa điểm du lịch khác nhau như sau:

  • Chùa Trình: đây là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé thăm mỗi khi đến Yên Tử.
  • Suối Giải Oan và chùa Giải Oan: Nơi bắt nguồn giai thoại nổi tiếng về các cung nữ thời nhà trần đã thu hút hàng loạt khách du lịch đến thăm. Kiến trúc của chùa không quá cầu kỳ, song vẫn toát lên nét cổ kính ít nơi nào có được. Trước sân chùa là những khóm hoa loa kèn màu hoàng yến xen kẽ với màu trắng mịn. Chùa có 6 ngọn tháp với ngọn tháp lớn nhất chính là mộ vua Trần Nhân Tông. Chia thành hai bên mộ vua là tháp mộ của Sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
  • Chùa Giải Oan là một trong những chùa chính trên núi Yên Tử bên cạnh chùa Hoa Yên và chùa Đồng. Đây là ngôi chùa đầu tiên bạn bắt gặp trên hành trình núi Yên Tử, chùa có cấu trúc hình chữ Đinh với 5 gian và hậu cung.
  • Chùa Hoa Yên hay còn gọi là chùa Cả hoặc chùa Phù Vân là ngôi chùa nằm trên độ cao 543m so với mặt đất. Xung quanh chùa là hàng loạt những cây tùng cổ xưa trồng từ lúc vua Nhân Tông tu hành tại đây.
  • Chùa Một Mái có kiến trúc ba gian với ba bàn thờ tương ứng gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo và bàn thờ phía sau thấp hơn hai bàn thờ trước.
  • Chùa Đồng: đây là ngôi chùa cao nhất trên núi Yên Tử được dựng từ thời nhà Hậu Lê hay còn gọi là Thiền Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và trở thành một trong những chùa lớn tại khu vực Yên Tử này. Chùa được đúc bằng đồng nguyên chất. Tại đây thờ phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

2.4. Mua gì về làm quà?

  • Măng trúc tươi Yên Tử

Món măng trúc tươi núi Yên Tử từ trước đến nay đã là đặc sản nức tiếng của vùng này. Măng vừa nhỏ vừa thon lại giòn. Vị ngọt của măng tươi rất đặc trưng có thể chế thành nhiều món khác nhau như luộc, xào, nhồi thịt,… Mặc dù vậy cách ăn măng tươi luộc chấm với mắm gừng là món khoái khẩu của nhiều người nhất.

  • Dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử

Là một vùng núi, Yên Tử có khá nhiều loại lá và cây thuốc. Đây là một trong những đặc điểm nổi trội của vùng núi này. Tận dụng các loại cây thuốc, người dân tại đây đã chế ra dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử làm từ địa liền, gừng gió, trầu và một số loại thảo dược khác có tại núi Yên Tử. Đây là loại dầu xoa bóp hữu hiệu thích hợp làm quà tặng cho gia đình.

  • Chả mực

Chả mực Quảng Ninh đã trở thành một trong những món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam nói chung. Món ăn này được làm từ mực tươi được giã tay và xay nhuyễn. Sau đó ướp mực với hạt tiêu và nước mắm rồi chiên vàng trên chảo.

Xem thêm:

2.5. Chuẩn bị hành trang đi núi Yên Tử

Trước khi đến núi Yên Tử, bạn nên tham khảo các lưu ý về trang phục và hành trang sao cho đầy đủ nhất:

  • Quần áo: vì Yên Tử là vùng đất Phật, vì vậy trang phục mang theo phải không phản cảm và kín đáo. Ngoài ra vào mùa đông bạn có thể mang theo đồ ấm, tuy nhiên bạn nhớ không nên đồ quá nặng vì quá trình leo núi có thể tốn sức và mang vác đồ vật cồng kềnh.
  • Giày dép: bạn nên mang theo giày leo núi hoặc giày thể thao để tránh tổn thương chân hay nhức mỏi khi leo núi.
  • Đồ đạc: bạn chỉ nên mang theo một balo nhỏ bên người để đựng các vật dụng cần thiết, không nên mang quá nhiều đồ đạc. Bạn đừng quên mang theo nước uống và thức ăn nhưng cũng không nên mang quá nhiều nhé!
  • Tiền: tiền chắc chắn là thứ cần thiết khi đi du lịch. Tuy nhiên bạn nên chú ý cẩn thận túi tiền của mình khi đi vào những dịp lễ hội đông đúc.
  • Gậy: mặc dù nghe có vẻ không cần thiết nhưng quá trình leo núi của bạn sẽ suôn sẻ hơn với cây gậy tre đấy.

3. Một số lưu ý khi đi du lịch núi yên tử

  • Bạn nên đi giày mềm hoặc các loại giày phù hợp với leo núi để tránh bị tổn thương.
  • Quần áo nên chuẩn bị theo mùa, tuy nhiên bạn có thể mang theo một vài áo dự phòng để thay vì trong quá trình leo núi cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi. Đặc biệt vào mùa lạnh, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh cảm sốt,… Ngoài ra khi đi cáp treo, có thể bạn sẽ cảm thấy lạnh.
  • Bạn nên tận dụng thời gian mua vé để mua vé 2 chiều bởi vào mùa lễ hội đông người, sẽ rất khó để bạn có thể mua được vé đi cáp treo.
  • Một lời khuyên dành cho bạn là nên leo núi trước rồi sau đó mới ngắm cảnh. Bạn sẽ đến được đỉnh núi nhanh hơn và có dư dả thời gian để tham quan nhiều thứ trên núi hơn.
  • Dọc đường đi bạn sẽ thấy nhiều hàng quán bán đồ lưu niệm, tuy nhiên bạn không nên mua tại những cửa hàng này nhằm tránh bị lừa.
  • Tại các vị trí đông người như khu vực mua vé cáp treo hay các khu vực chùa chiền, bạn nên cẩn thận ví tiền bởi nạn trộm cắp vẫn còn khá phổ biến tại đây.
  • Ý thức giữ vệ sinh chung là một trong những yêu cầu cơ bản khi đến thăm vùng đất núi Yên Tử, bạn nên đảm bảo tránh vứt rác bừa bãi và giữ vệ sinh chung cho khu vực.
  • Nếu đang leo núi, bạn không cần phải quá gắng sức. Bạn hoàn toàn có thể nghỉ ngơi một vài phút để lấy lại sức chuẩn bị leo núi tiếp.
  • Khi đến rừng tùng, bạn nhớ lưu ý đừng đạp lên gốc cây. Trên đoạn đường này là một dãy đường tùng quý với tuổi thọ lên đến 900 – 1000 năm tuổi. Gốc rễ của những cây tùng quý đâm thẳng lên mặt đất. Mỗi hành động đạp lên rễ cây đều góp phần khiến tuổi thọ của cây tùng sụt giảm.
  • Đối với đoạn đường lên Chùa Đồng, bạn nên cẩn thận vì nó không có cầu thang. Vào những ngày trời mưa, đường thường trơn trượt hơn ngày thường.

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch núi Yên Tử mà bạn cần biết. Yên Tử thu hút hàng loạt khách du lịch mỗi năm bởi phong cảnh hữu tình, những món đặc sản đậm chất núi rừng và đặc biệt là những ngôi chùa cổ kính. Còn chần chờ gì mà không xách balo lên và thám hiểm núi Yên Tử ngay hôm nay!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây