Câu đối tết và phong tục xin câu đối ngày tết ở người Việt xưa

0
1469

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người người nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón tết. Họ sắm sửa đủ thứ chỉ mong muốn có một cái tết trọn vẹn. Chắc chắn trong nhà không thể thiếu một câu đối Tết cầu may mắn bình an. Đây đã là truyền thống từ lâu của dân tộc ta.

1. Tục xin thơ đối đáp ngày tết

1.1 Ý nghĩa của những câu đối

Trong văn hóa người Việt xưa, tục treo câu đối tết trong ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ của con người thông qua các nghệ thuật chơi chữ. Nó còn được biết đến là tinh hoa nguồn cội của dân tộc và là món ăn tinh thần ngày Tết.

Vào ngày tết, người Việt thường có thói quen xin những câu tục ngữ hay màu đỏ để treo trong nhà. Câu đối là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được người ta viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ.

Trong quan niệm người Việt, màu đỏ rực rỡ là màu của may mắn và điều lành. Những câu đối được viết vào ngày tết đều là những lời chúc phúc, cầu mong đầy ý nghĩa mà người mua mong muốn đạt được.

1.2 Đối tượng xin câu đối

Theo tục xưa, bởi người biết chữ thời đó chỉ bao gồm các ông đồ, trúc nho, vì vậy họ cũng là đối tượng được xin chữ với niềm tin cầu mong tin mừng. Nhiều sĩ tử cũng chọn cách xin câu đối tết để cầu may mắn trong thi cử. Đối với những người làm quan, họ xin câu đối với mong muốn thăng quan, phát tài.

Có thể nói hình ảnh ông đồ già bày mực tàu và giấy đỏ đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong kí ức của mọi người. Ông ngồi ở một góc phố nhỏ, phía trước là những người xếp hàng đến mua và xin câu đối tết.

Sau khi xin được câu đối tết, người ta thường treo ở nhà với mong muốn rước lộc vào nhà và mang lại sự an nhiên trong lòng. Từng nét chữ như những lời gửi gắm đến cho người mua và người xin về những giá trị đạo đức và đời sống của con người. Chính điều đó là góp phần sâu sắc cho sự hình thành, phát triển và tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp về đạo đức, lối sống cũng như cách làm người của nhiều thế hệ người Việt.

câu đối tết
Tục xin câu đối ngày tết là truyền thống lâu đời của người Việt

Xem thêm:

2. Truyền thống xin câu đối tết

2.1 Ý nghĩa

Những người xưa, người ta thường treo câu đối tết bằng thơ nôm không chỉ mang trong mình ý nghĩa trọng đại mà còn giữ vai trò truyền bá nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Ngày nay, số lượng câu đối bằng chữ Nôm đã trở nên hạn chế hơn mà thay vào đó là câu đối bằng chữ quốc ngữ.

Người dân ngày nay thường đi mua cây đối đỏ tại các nhà Nho để treo tại nhà. Các câu đối cũng trở nên đa dạng hơn và mang nhiều ý nghĩa khác nhau hơn. Có người sử dụng câu đố đỏ để làm món quà đầy ý nghĩa chúc nhau năm mới.

Cũng có người xem những câu đối như là phương tiện để kết nối những tâm hồn yêu thơ văn. Nói cách khác câu đối chính là lời chúc mà người viết gửi gắm đến người nhận câu đối, cầu chúc họ có một cuộc sống đầy thi vị và hạnh phúc.

Những câu đối ngày Tết thường mang hàm ý chúc phúc, một số khác có tác dụng nhắc nhở con người về những giá trị tốt đẹp và cách hành xử hàng ngày giữa người với người.

2.3 Được lưu truyền đến ngày nay

Cho đến nay phong tục xin và mua câu đối của người Việt Nam vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Nó không chỉ đơn thuần là một truyền thống từ lâu đời, nó đã trở thành một nét đẹp của con người Việt Nam. Không biết từ lúc nào, nhắc đến câu đối vào mỗi dịp ngày tết, người ta đã có thể mường tượng được con người Việt Nam. cuộc sống và thói quen sinh hoạt của người Việt. Mỗi một câu đối là một bài học hướng con người tới những giá trị chân thiện mỹ, những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

câu đối tết
Tục xin câu đối vào ngày tết vẫn được lưu truyền đến ngày nay

Bởi sức ảnh hưởng sâu sắc của nó, phong tục xin câu đối tết đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống người Việt. Một mùa xuân nữa lại sắp đến, chắc hẳn ai đó đang háo hức đón chờ những câu đối rực rỡ trải dài những con phố. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây