Dân ca Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc

0
2199

Từ xu xưa, Dân ca Huế xuất hiện như một loại âm nhạc thính phòng cho giới thượng lưu. Cho đến ngày nay, nó đã trở thành một thể loại âm nhạc đặc trưng của xứ Huế. Ca Huế đã thực sự phát triển một cách vượt bậc và trở thành một biểu tượng âm nhạc của cố đô Huế.

1. Dân Ca Huế

Dân ca Huế là một loại hình nghệ thuật truyền thống, có từ thời phủ chúa Nguyễn. Ban đầu, Dân ca Huế là một hình thức diễn xướng bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật trong xã hội thời đó.Trải qua một thời gian dài phát triển và cách tân, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa, xuất hiện ở tất cả các tầng lớp trong xã hội, ngày càng phát triển và được công chúng đón nhận.

Theo các tư liệu cũng như những nghiên cứu về dân ca Huế thì loại hình này ra đời từ TK XVII đến giữa TK XVIII. Cho đến thời vua Tự Đức là TK XIX, dân ca Huế mới thực sự đưa lên đến đỉnh cao và là khoảng thời gian hưng thịnh nhất. Qua đó mà ca Huế được sáng tại từ một số bài bản được rút ra từ Nhã Nhạc Cung Đình Huế như “Long ngâm”,“Ngũ đối hạ”, “Ngũ đối thượng”. Hay các bài bản trong hệ thống “Thập thủ liên hoàn”: “Phẩm tuyết”,  “Hồ quảng”, “Liên hoàn”, “Nguyên tiêu”,“Bình bán”, “Tây mai”, “Xuân phong”, “Kim tiền”.

Dân ca Huế được xem là loại âm nhạc thính phòng, được tổ chức trong một không gian hẹp có số lượng người biểu diễn và người nghe cũng rất hạn chế. Điều này bắt nguồn từ tính chất âm nhạc mang tính tự sự, tâm tình, diễn tả tâm trạng, ca thán. Một đặc điểm nổi bật của ca Huế đó là không biểu diễn trước đám đông hay hát dưới ánh mặt trời, số lượng người trình diễn cũng hạn chế khoảng từ 8-10 người và nhạc công thì từ 5-6 người.

Những ca sĩ, nhạc công sẽ tiến hành hoà đàn cùng ca hát các bài bản của dân ca Huế. Việc biên chế của một dàn nhạc cần phải sử dụng từ 4 hoặc 5 nhạc cụ tiêu chuẩn trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, đó là đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn tam và tùy theo từng trường hợp mà có thể bổ sung thêm đàn bầu, hoặc cũng có thể dùng bộ dàn “tứ tuyệt” bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tỳ, tranh hay đầy đủ hơn là đàn “lục ngự” là tam, tỳ, nguyệt, nhị, bầu, tranh.

Dân ca Huế khi trình diễn được xem như một cuộc tao ngộ giữa những tao nhân, lữ khách có hiểu biết sâu về văn hóa và âm nhạc. Qua đó mà buổi biểu diễn cũng không bị lệ thuộc vào những quy trình cứng nhắc giữa người trình diễn và người thưởng thức mà buổi biểu diễn sẽ trở thành mối giao tình, những hiểu biết giữa chủ và khách. Thể hiện thông qua 2 phong cách sau: 

– Biểu diễn truyền thống: người thưởng thức cũng như người biểu diễn có mối quan hệ thâm tình, thường quen biết nhau từ trước hay đã có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau từ trước, họ có thể ở cùng một địa bàn hoặc cũng có thể đến từ các vùng miền khác nhau, có am hiểu nhất định về Dân Ca Huế. Trong buổi biểu diễn, sẽ có những sự nhận xét, đánh giá cũng như bình phẩm về màn trình diễn như một buổi tọa đàm nho nhỏ đối với nghệ thuật dân ca Huế. 

– Biểu diễn cho du khách: Đối với những du khách thì cần phải có người giới thiệu chương trình, giới thiệu về dân ca Huế đến với các du khách tham gia thưởng thức cũng như nêu lên những giá trị của dân ca Huế đối với nền văn hóa dân tộc. Sau đó là các tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân.

Dân ca Huế là một lĩnh vực hội tụ rất nhiều nghệ sỹ tài năng, luôn sáng tạo và bổ sung cho hệ thống bài bản trong nhạc mục ca Huế càng trở nên phong phú và đa dạng hơn với những giai điệu hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao, lời ca bài bản giàu cảm xúc, có chất văn chất thơ cũng như kỹ thuật hát của những người nghệ sỹ cũng tinh tế, điêu luyện hơn.

Xem thêm:

2. Những nét đặc trưng của Dân Ca Huế 

Dân ca Huế nhìn chung cũng có những nét chung với các loại hình âm nhạc khác trong kho tàng âm nhạc dân tộc Việt Nam. Tuy vậy mà nó cũng có những điểm đặc trưng rất riêng góp phần tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa đối với thể loại âm nhạc miền Trung này. 

Các buổi biểu diễn của Dân Ca Huế thường diễn ra vào buổi tối, khi không còn ánh nắng mặt trời, trong khung cảnh gió mát trăng thanh. Vì vậy mà hình ảnh mặt trăng được xuất  một cách mĩ miều, lung linh và thật đẹp trong ca Huế, tạo nên những chất thơ vô cùng thơ mộng cho bài ca. Hơn  nữa mà cảnh tịch mịch về đêm như tăng thêm những cung bậc cảm xúc với những tâm trạng khắc khoải của con người giữa cuộc đời này.

Trong khung cảnh ấy, cảnh đêm trong các bài dân ca Huế thường được miêu tả với nhịp chậm, thong dong và đậm chất trữ tình. Cũng vì thế mà ca Huế cũng thiên về nhịp điệu chậm rãi như lún sâu vào trong tâm khảm của người nghe. Điều đó cũng thể hiện phần nào phong cách đặc trưng của người Huế đó là chậm rãi, điềm đạm và nhiều suy tư.

Phong cách đàn và hát trong dân ca Huế chú trọng sự nhấn, rung và sự tỉ mỉ trong từng câu chữ chứ không thiên về tốc độ diễn tấu hay hình thức diễn xướng nhanh như một số loại hình âm nhạc khác. Các đàn hát của những người nghệ sỹ cũng rất phong lưu, trang nhã, đài các khác với cách diễn, hát bình dị và phóng túng như đờn ca Tài tử miền Nam.

Dân ca Huế là loại hình nghệ thuật được triều Nguyễn cũng như giới trí thức sính nhạc ở Huế thời đó rất coi trọng. Qua đó mà các buổi trình diễn, sinh hoạt ca Huế đều được chuẩn bị kỹ càng. Các nghệ sỹ dân ca Huế thường lựa chọn những lúc yên tĩnh, khí trời mát mẻ để trình diễn. Vì thế mà các buổi trình diễn đa số là hoạt động vào ban đêm, không chỉ là những cảnh vật xung quanh mà tâm hồn của người chơi cũng cần phải có sự trầm tĩnh với phong thái trang nghiêm nhất.

Điểm đặc trưng của dân ca Huế bao gồm 2 điệu thức chính là Điệu Bắc và Điệu Nam:

– Điệu Bắc: Thường mang sắc thái vui tươi hoặc trang nghiêm. Thường là những bài bản có hai âm “Xư” và “Công” hát rung. Qua đó mà có rất nhiều bài ca Huế được diễn xướng theo điệu này.

– Điệu Nam hơi Ai: Một trong những điệu thức rất đặc trưng đối với âm nhạc dân tộc có là điệu Nam hơi Ai này. Điều thức này chỉ có ở miền Trung Việt Nam. Vì thế mà nếu ghi âm kí hiệu trên khuông nhạc của cổ điển Châu Âu thì điệu Nam hơi Ai cũng có nét tương đồng với điệu Bắc. Nhưng khi diễn xướng trong thực tế thì có sự xê dịch của “già” và “non”. Vì thế mà điệu thức này phần nào mang tính buồn thương trên nhiều sắc thái.

Dân ca Huế có đặc trưng cảm xúc là nét buồn. Qua đó mà những khúc điệu Nam thường sẽ gây ấn tượng hơn với những điệu Bắc. Điệu Nam hơi Ai diễn tả một nỗi buồn xa xăm, gợi nhớ về một thời vàng son đã qua, những câu chuyện buồn trong quá khứ. Qua những bài bản điệu Nam, người thưởng thức sẽ được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau của nỗi buồn.

Nét đặc sắc của Dân ca Huế còn được thể hiện trên phương diện giai điệu. Giai điệu của bài ca Huế thường được sáng tạo và biến tấu dựa trên chất giọng của người hát. Qua đó mà ngữ điệu của phương ngữ Huế cũng ảnh hưởng đến giai điệu trong Dân ca Huế. Nhất là hệ thống các dấu thanh, vùng Bình Trị Thiên của miền trung là vùng đất bị biến đổi về các dấu thanh một cách nặng nhất.

Nguyên nhân có nhiều biến đổi về dấu thanh đó là do vùng đất này khi xưa là vùng đất của người Champa sử dụng tiếng Champa. Tuy vậy, tiếng Chăm không có thanh điệu như tiếng Việt và cao độ trong ngữ điệu cũng không có khoảng cách xa. Vì thế mà một mặt dân ca Huế cũng ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của người Champa.

Hơn nữa, các thanh điệu của vùng Bình Trị Thiên, nhất là Huế cũng bị biến đổi các cấp bậc thứ tự đối với cao độ. Chẳng hạn, thanh ngang được đưa cao hơn thanh ngang so với phương ngữ Bắc. Thanh sắc thì không đứng yên tại âm vực cao mà cũng có trường hợp ở âm vực thấp, qua đó cũng không cao bằng thanh sắc trong phương ngữ Bắc. Thanh nặng thì trầm và nặng hơn hẳn so với miền Bắc khiến cho giọng vùng miền trở nên nặng hơn rất nhiều.

Còn với thanh hỏi và thanh ngã thì không phân biệt và đều ở âm vực trầm nhưng cao hơn đối với thanh nặng. Thanh huyền là thanh điệu ở vị trí trung gian, có âm vực cao hơn hỏi, ngã, nặng và thấp hơn so với ngang và sắc. Có thể thấy đối với thanh điệu của Bình Trị Thiên, sự chênh lệch về âm vực không nhiều. Vì thế mà dân ca Huế cũng ít phụ thuộc vào các dấu thanh như phương ngữ Bắc và Nam.

Đối với giai điệu trong Dân ca Huế thì hoàn toàn có thể tự do đưa lên xuống một cách dễ dàng mà không cần phải chú trọng nhiều về dấu thanh trong các lời ca. Nhờ đó mà người nghe không thấy có sự khiên cưỡng khi thưởng thức. Cũng vì thế mà các nhà sáng tác ca Huế cũng dễ dàng có thể ghép lời ca với nhau dựa trên những giai điệu Dân ca Huế có sẵn.

Mặc khác, tiếng “trọ trẹ” là một tiếng nói đặc trưng của phương ngữ miền Trung rất phù hợp với dân ca Huế tạo ra một chất riêng đặc thù, không hòa lẫn với các vùng miền khác. Vốn dĩ gọi là dân ca Huế vì giọng Huế rất hợp với điệu ca này còn với việc hát thì người Quảng Trị hay Quảng Bình cũng đều ca được.

Vốn là một thể loại âm nhạc với đầy đủ những tính chất, điều kiện, tiêu chí của dòng âm nhạc dân gian, chuyên nghiệp cũng như kế thừa tính bác học của thể loại thính phòng. Dân ca Huế được xem là loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhờ đó mà Dân ca Huế được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây