Dân ca Nam Bộ cần được bảo tồn và phát huy hồn quê Việt Nam

0
6291

Dân ca Nam Bộ là một trong những thể loại âm nhạc cổ truyền có từ lâu đời. Cho đến hôm nay, nó như trở thành cái hồn của người Nam Bộ nói riêng cũng như người Việt nói chung. Hơn hết, thể loại dân ca này được xem như một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

1. Khái niệm Dân ca Nam Bộ

Dân ca Nam Bộ là gì? Dân ca là thể loại âm nhạc cổ truyền của người Việt, mang tính đặc trưng vùng miền. Nếu du khách luông say đắm bởi những điệu nam ai nam bình đầy sâu lắng, bị cuốn hút bởi những câu hát say đắm lòng người của dân ca quan họ Bắc Ninh thì ắt hẳn với dân ca Nam Bộ nó cũng sẽ có những nét đặc sắc riêng của nó, thu hút nhiều du khách đến với vùng đất Nam Bộ và thưởng thức nét đặc sắc này.

Dân ca Nam Bộ
Hình ảnh dân ca Nam Bộ

Có thể hiểu, dân ca là loại âm nhạc của người dân, do chính những người dân lao động sáng tác. Vì thế mà nó mang theo những phong tục, tập quán, thể hiện lối sống và cảm xúc của họ trong một phạm vi đại lý nhất định nào đó.

Điều đó cũng cho ta thấy rằng, sự khác biệt vùng niềm cũng tạo nên sự khác biệt với các thể loại dân ca. Tiêu biểu hiện nay miền Bắc có dân ca Quan Họ, miền Trung có Dân ca Huế, còn với miền Nam thì dân ca Nam Bộ. Hơn hết, thể loại dân ca thể hiện phong cách bình bị, mộc mạc, phản ánh rất chân thực đời sống và tinh thần của mọi người.

2. Các thể loại Dân ca Nam Bộ

Nếu bạn đang tìm hiểu về dân ca Nam Bộ thì không nên bỏ qua các thể loại của nó. Cụ thể:

2.1 Hát Điệu Lý

Thể loại đầu tiên của Dân ca Nam Bộ đó chính là Lý. Có thể nói, điệu Lý có những nét đặc trưng rất riêng mà không thua kém gì với các điệu khác trong các thể loại dân ca khác như cò lả, hát xoan, hát xẩm, nam ai, nam bình…Qua đó mà khi nhắc đến điều Lý, người ta sẽ nhớ ngay đến Dân ca Nam Bộ vô cùng nổi tiếng này.

Hát điệu Lý còn được phân biệt với các bài Hò. Hơn hết 2 loại này khác nhau ở chỗ Lý không dùng để miêu tả những hoạt động, các động tác lao động hay giao duyên như Hò. Mà nó là loại nhạc có tính cố định cao, câu hát có sự đều đặn về độ dài giữa các câu trong khi Hò thì có sự khác biệt, có câu ngắn, câu dài.

Một số bài lý Nam Bộ:

  • Lý ngựa ô
  • Lý cái mơn
  • Lý cây bông
  • Lý con sáo Gò Công (Lý con sáo sang sông)
  • Lý con sáo Bạc Liêu
  • Lý quạ kêu
  • Lý chiều chiều
  • Lý bông dừa
  • Lý Năm Căn
  • Lý Ba Tri
  • Lý Tòng Quân
  • Lý Mỹ Hưng
  • Lý kéo chài
  • Lý qua cầu

2.2. Vọng cổ

Vọng cổ là một thể loại của Dân ca Nam Bộ, có xuất phát từ Bạc Liêu và là loại nhạc rất thịnh hành ở miền Tây Nam Bộ. Vọng cổ là tiền thân từ tác phẩm “Dạ Cổ Hoài Lang” được sáng tạo bởi nghệ sỹ Cao Văn Lầu. Tác phẩm này được xem như bản vọng cổ đầu tiên và căn bản nhất của sân khấu cải lương.

“Dạ Cổ Hoài Lang” xuất phát từ một bản vọng cổ có 2 nhịp trong 1 câu. Tuy nhiên, một câu 2 nhịp không thể thỏa mãn được với nhu cầu của nhà soạn nhạc nên nó được tăng lên làm 4 nhịp trên câu được gọi là “nhịp tư”. Sau một khoảng thời gian nữa thì được tăng lên thành 8 nhịp và chính thức trở thành “vọng cổ”. Chưa dừng lại ở đó mà nó tiếp tục phát triển lên 16, 32, 64, 128 nhịp…

3. Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử là một trong những thể loại phổ biến là nổi tiếng nhất của Dân ca Nam Bộ. Đây là dòng nhạc dân tộc có thể sánh ngang với các dòng nhạc cổ truyền khác. Với những giá trị dân tộc cũng như văn hóa mà nó mang lại cho dân tộc Việt mà đã được UNESCO chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Đờn ca tài tử là một thể loại có từ lâu đời, khoảng 100 năm trước với hình thức diễn tấu có đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Cho đến ngày nay, Đờn ca tài tử dần được cách tân sao cho hiện đại và hợp thời hơn nên có thể thay thế độc huyền cầm bằng đàn guitar.

Dân ca Nam Bộ
Đơn ca tài tử – Dân ca Nam Bộ

Đây là loại âm nhạc thính phòng trình diễn trong một trong gian nhỏ, chỉ gói gọn trong không gian gia đình, cưới hỏi, sinh nhật, đám giỗ hay các lễ hội lớn nhỏ trong năm của người Nam Bộ. Đờn ca tài tử cũng được biểu diễn vào những đêm trăng sáng nhất.

Nguồn gốc của nhạc tài tử này cũng bắt nguồn từ Ca Huế. Tuy nhiên, nó đã có sự pha lẫn cùng với biến tấu khi đưa những yếu tố âm nhạc của Quảng Nam, Quảng Ngãi vào. Hơn hết, loại nhạc này được rất nhiều người Nam Bộ yêu mến và dường như luôn in sâu vào tiềm thức của mỗi con người nơi đây. Tạo nên một nét đặc sắc đối với âm nhạc cổ truyền cũng như thể hiện văn hóa của nơi đây.

Suy cho cùng, dân ca Nam Bộ là một loại hình âm nhạc nghệ thuật đặc trưng, có từ lâu đời, mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc cũng như tạo được một giá trị to lớn đối với văn hóa nước nhà. Hiện nay, thể loại dân ca này vẫn đang được chú trọng bảo tồn và phát huy hơn nữa tại Việt Nam. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây