Đêm trung thu xưa và nay – Đi tìm những điểm khác biệt

0
1462

Vào đêm Trung Thu, người người nhà nhà đều quây quần bên nhau đã là một truyền thống tốt đẹp được gìn giữ suốt nhiều năm. Tuy vậy, với sự phát triển của xã hội, tết trung thu tại Việt Nam đã có ít nhiều đổi thay. Tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết.

1. Khái quát về tết trung thu tại Việt Nam

1.1. Phong tục

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu về trước đây. Cụ thể hình ảnh tết trung thu đã được tìm thấy trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Từ thời nhà Lý, Tết Trung Thu được tổ chức tại kinh thành Thăng Long với hàng loạt các hoạt động như đua thuyền, múa rối nước, rước đèn,… Tết Trung Thu rất được coi trọng, đến thời Lê – Trịnh, phủ chúa thường tổ chức hết sức xa hoa.

Tết Trung Thu có nguồn gốc xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp của dân tộc người Việt. Đây là thời điểm mùa màng đang chờ thu hoạch, nông dân bắt đầu mở hội cầu mùa với mong ước mùa sau sẽ bội thu và thuận lợi hơn.

Vào đêm rằm tháng 8, mọi người vừa quây quần bên cỗ vừa kể chuyện về trăng. Theo quan niệm của người Việt, trăng là Thái Âm mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Con người cũng truyền tai nhau nhiều sự tích về mặt trắng với những nhân vật thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội và chị Hằng.

Theo phong tục của người Việt Nam, vào mỗi dịp Trung Thu, ban ngày các gia đình thường làm cỗ gia tiền. Đến tối mọi người mới quây quần ngắm trăng. Cổ thường bao gồm bánh mặt trăng và các loại bánh trái khác với đủ màu sắc. Những cô gái thi nhau khoe những thành phẩm tự làm nào là những bông hoa, tôm cá được làm từ bột.

Những món đồ chơi bắt mắt thường được rao bán trong thời gian này. Hình hài của đồ chơi đa dạng từ với, ngựa, sư tử đến bươm bướm, cành hoa, con thiềm thừ,… Trong những năm gần đây, các sản phẩm đồ chơi trẻ em được thay thế bằng nhựa và sắt thay cho giấy.

Vào đêm Trung Thu, trẻ em thường tụm lại thành từng đàn. Đứa thì nhảy ô, đứa thì kéo co, một số khác lại rước đèn, đứa thì reo hò, cười đùa ầm ĩ, nhộn nhịp hẳn. Trong ngày hội dân gian này, trừ những hoạt động đối ẩm, cúng gia tiên hay rước đèn, các hoạt động vui chơi giải trí cũng được ưa chuộng hết sức chẳng hạn như múa sư tử, hát trống quân, hát đúm,… Có thể nói đây là một ngày hội trẻ em mà người dân trên toàn quốc cùng hưởng ứng.

đêm Trung Thu

Phong tục vào đêm trung thu của người Việt

1.2. Múa Sư tử (múa Lân)

Múa lân là một nét đặc sắc không thể thiếu vào mỗi đêm Trung Thu. Theo quan niệm dân gian. Con lân đại biểu cho sự may mắn và thịnh vượng, đây là loài vật mang lại điềm lành cho mọi nhà.

Thông thường một đám múa lân sẽ có một người đảm nhiệm vai trò đầu lân và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ở đầu lân thường có một đuôi dài bằng vải màu, theo mỗi nhịp múa của lân, phần đuôi dài cũng được phất phất sao cho sinh động và đẹp mắt nhất. Ngoài con Lân ra còn có những người cầm cờ ngũ sắc, cầm côn hộ vệ đầu Lân,… Mỗi lần thấy múa Lân, trẻ em và người lớn đều dõi theo sau đoàn múa lân.

1.3. Bánh trung thu

Bánh trung thu là món bánh đặc biệt không thể thiếu để cúng trăng và ăn trong đêm Trung Thu. Món bánh này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn viên. Thông thường bánh trung thu sẽ có hai loại là bánh nướng và bánh dẻo. Đối với bánh nướng, vị của bánh thường mặn với các nguyên liệu từ lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Bánh dẻo có phần ngọt hơn với nhân bên trong bằng đậu xanh hoặc đầu đỏ nấu nhừ và đánh nhuyễn.

Bánh trung thu truyền thống có hình tròn tượng trưng cho sự hoàn chỉnh và đoàn kết. Tạo hình này cũng tròn giống đêm trăng rằm. Dần dần về sau, hình dạng của bánh trung thu có nhiều biến tấu hơn để phù hợp với quá trình đóng gói và di chuyển. Bánh có một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà trông như vầng trăng chiếu sáng.

1.4. Tích đêm Trung Thu

Câu chuyện Đêm Trung Thu bắt nguồn từ một sự tích về cung Trăng. Tích kể rằng, vào một đêm rằm tháng tám, khi mà trăng sáng như gương giữa bầu trời bao lâu huyền ảo, nhà vua nay ý định đi thăm cung trăng.

Nhanh chóng ước muốn của nhà vua đã hoàn thành sự thật khi pháp sư ném cây gậy đang chống lên không trung. Từ trong khoảng không xuất hiện một chiếc cầu bằng bạc. Nhà vua nương theo cầu thang để đến cung Trăng.

Đến được Phủ thanh hư Quảng Hàn, nhà vua và pháp sư được tiếp đón nồng hậu. Hằng Nga mời hai vị ăn bánh Tiên và ca hát cho nhà vua xem. Sự lung linh mờ ảo của cung Trăng khiến nhà vua nhớ mãi không quên.

Về đến trần gian, nhà vua ngày đêm tưởng nhớ quãng thời gian còn ở cung Trăng. Vào ngày rằm Trung Thu hằng năm, nhà vua đều sai làm bánh tiên có hình tròn như mặt trăng hay còn gọi là bánh trăng. Vào mỗi ngày trăng sáng ngày rằm tháng tám, nhà vua cùng quần thần cùng ngắm trăng ăn bánh. Đây chính là nguồn gốc của tục ăn tết trung thu của người Việt.

1.5. Ý nghĩa đêm Trung Thu

Vào đêm Trung Thu, gia đình thường bày cổ để con cháu cùng sum vầy đón trung thu. Nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến dùng để treo trong nhà hoặc dùng để rước đèn. Cỗ bánh mừng trung thu bao gồm bánh trung thu và các loại bánh khác và trái cây.

Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà thể hiện tình yêu thương đối với con cháu giúp quan hệ giữa các thành viên trong gia đình càng thêm gắn bó và khắng khít hơn. Không chỉ trong khuôn khổ gia đình, trong ngày này, người Việt Nam thường mua bánh trung thu cùng với trà rượu để cùng tổ tiền, sử dụng như món quà tặng cho ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè hay thầy cô.

Ngoài ý nghĩa vui chơi giải trí cho trẻ em, đêm Trung Thu cũng là một ngày lễ dành cho những người lớn cùng dành ra những quãng thời gian êm ả, cùng ngắm trăng và trò chuyện cùng nhau. Theo quan niệm của nhiều người, trăng thu màu vàng sẽ giúp người nông dân trúng mùa tằm tơ, nếu trăng màu cam thì đất nước thịnh trị còn ngược lại nếu trăng màu xanh hoặc lục thì sẽ có thiên tai.

2. Đêm Trung Thu xưa và nay có gì khác?

Đối mặt với sự thay đổi của xã hội, tết trung thu cũng có những chuyển biến và thay đổi nhất định trong phong tục. Sau đây là một số điểm khác biệt giữa đêm Trung Thu xưa và nay:

2.1. Chiếc bánh trung thu

Bánh trung thu có thể nói là linh hồn của đêm Trung Thu, cũng tương tự như bánh chưng vào ngày Tết. Mỗi lần đến màu thu, ai ai cũng háo hức chờ đợi và mong muốn được thưởng thức những chiếc bánh  trung thu tròn vành vạnh mang hương vị hết sức đậm đà. Bánh trung thu trước hay bây giờ đều gồm hai loại bánh là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên nó vẫn có sự khác biệt nhất định.

Nếu như ngày xưa, bạn chỉ có thể tìm thấy hai loại bánh dẻo và nướng, đối với những món bánh nướng thường sẽ có nhân thập cẩm với thịt, lá canh, đậu, vừng. Đối với bánh dẻo, nhân phổ biến thường là đậu xanh.

Tại thời đại 4.0, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân, việc sáng tạo ra nhiều bánh trung thu có hương vị mới cùng hết sức quan trọng. Đây là cơ sở để những loại nhân hiện đại ra đời chẳng hạn như vị Chocolate, trà xanh, rượu vang hay một số loại bánh có nguồn gốc nước ngoài du nhập vào nước ta.

Thời điểm khoảng 5 – 6 năm về trước, phải đến ngày 13 – 14 tháng 8 âm lịch người ta mới có thể tận hưởng bánh trung thu để ngắm trăng. Trong khi đó tại thời hiện đại, cả một tháng trước đêm Trung Thu thì bạn đã thấy hằng hà sa bánh trung thu được rao bán. Điều này cũng khiến cảm giác phá cỗ ít được trọn vẹn như xưa. Tuy nhiên về mặt tích cực thì hương vị bánh trung thu cũng ngày càng đa dạng hơn.

đêm Trung Thu

Đêm Trung Thu xưa và nay có gì khác?

2.2. Địa điểm tổ chức Trung Thu

Nếu trước đây, hình ảnh những gia đình quây quần cùng ăn trung thu và ngắm trăng cùng với hình ảnh bọn trẻ cùng cầm lồng đèn chạy theo những đoàn múa lân đã trở thành ký ức tươi đẹp về một thời tuổi thơ của nhiều người thì bây giờ mọi thứ đã có phần thay đổi. Không còn những bữa tối quây quần nữ, đa số các cặp phụ huynh mang con trẻ đến những trung tâm thương mại để mua sắm hoặc cho con trải nghiệm những trò chơi điện tử vào đêm Trung Thu.

2.3. Đèn lồng

Đèn lồng trung thu của 20 năm về trước là những chiếc đèn lồng tự chế đầy sáng tạo từ những vỏ lon bia và vỏ lon sữa. Đây là cả một quá trình kỳ công của những cô cậu thế hệ 7x và 8x. Hiện nay, những đứa trẻ của thời đại 4.0 có lẽ sẽ không thể trải nghiệm cảm giác này được.

Khi kinh tế còn khó khăn, việc sở hữu một chiếc lồng đèn phá quân hay lồng đèn ông sao bằng giấy bóng kính là cả một gia tài đối với một đứa trẻ không có quá nhiều tiền. Vì vậy nó chỉ có thể tự chế đèn lồng từ lon và nến. Mặc dù đơn giản những niềm vui mà món vật mang lại mới thật sự quan trọng.

Hiện nay, những đứa trẻ được bố mẹ mua cho những chiếc lồng đèn hiện đại phát sáng đủ màu trông hết sức đẹp mắt bằng nhựa hoặc sắt, tuy nhiên liệu những đứa trẻ có thực sự vui với những món đồ chơi như thế này?

2.4. Trò chơi đêm Trung Thu

Vào những ngày xưa, khi mà các địa điểm giải trí còn khá hạn chế, những người lớn thì quây quần trong nhà hoặc thỉnh thoảng mang theo con cháu đến tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ tại địa phương, cùng nhau hát hò, cùng nhau xem múa lân. Mặc dù các hoạt động không đa dạng lắm, nhưng tính cộng đồng và sức lan tỏa của nó không hề tầm thường tí nào.

Ngày nay khi nhắc đến địa điểm chơi trung thu, các bạn trẻ thường chỉ nghĩ ngay đến phố đi bộ hay các địa điểm ăn uống. Những địa điểm này nghe có vẻ không hề mang tính đặc trưng cho hoạt động mừng đêm Trung Thu lắm vì bạn có thể đi đến đó bất kỳ lúc nào trong ngày.

đêm Trung Thu

Trung thu hiện đại có còn vui như trước?

Có thể nói đêm Trung Thu giữa ngày xưa cũ và cuộc sống hiện đại đã ngày càng trở nên khác biệt hơn. Mặc dù vậy, giá trị tinh thần mà ngày lễ này mang lại vẫn đang được con người gìn giữ theo năm tháng. Nếu được chọn bạn sẽ thích đêm Trung Thu ngày xưa hơn hay đêm Trung Thu của ngày nay hơn?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây