Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với họa tiết thổ cẩm

0
1214

Không chỉ nổi tiếng với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cùng với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, nghề dệt thổ cẩm cùng là một trong những yếu tố mang đậm tính đặc trưng tạo nên tên tuổi của Đắk Nông Tây Nguyên.

1. Giời thiệu về nghề dệt thổ cẩm

1.1 Nghề dệt thổ cẩm đặc trưng của Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông là một trung tâm văn hóa quy tụ khoảng 40 dân tộc anh em sinh sống. Vì vậy không hề ngạc nhiên khi những sản phẩm ở đây đa dạng và phong phú về màu sắc, đường nét.  Tính giàu biểu tượng giúp cho những sản phẩm thổ cẩm biểu đạt các giá trị nhân văn.

Người thợ dệt truyền tải những bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi tộc người vào trong mỗi sản phẩm của mình. Những thành phẩm đầy tinh tế với hoa văn đa dạng thể hiện bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc. Chính nhờ những tấm vải đẹp đến vậy đã góp phần tạo nên những bộ trang phục đẹp và đầy ý nghĩa.

Trước đây, nguyên liệu chủ yếu để dệt là sợi chỉ làm từ bông hoặc gai. Các loại cây rừng được điều chế thành thuốc nhuộm để tạo màu cho vải và chỉ. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vải, các bà, các chị đã chuyển sang dệt bằng sợi len.

Song những hoa văn vẫn không thay đổi, đó vẫn là chim muông, là hoa lá, là hạt giống. Một số tấm vải cũng được sử dụng để ghi lại những hoạt động của con người và các hiện tượng thiên nhiên.

thổ cẩm

Thổ cẩm Đắk Nông đa dạng và phong phú về màu sắc, đường nét

1.2 Nghề dệt thổ cẩm hiện nay

Hiện nay, nghề dệt được lưu giữ và phát triển thông qua những làng nghề chẳng hạn Làng nghề dệt thổ cẩm tại các xã Đắk Sô, Đắk Nia, Quảng Khê,… Sự khéo léo của người phụ nữ dân tộc tại vùng đất Tây Nguyên đã được thể hiện một cách sâu sắc thông qua những tấm vải với nhiều họa tiết, hoa văn phong phú.

Qua đó người nghệ nhân muốn hướng đến mục đích lớn hơn là thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của con người nơi đây thông qua các sản phẩm dệt thủ công. Thổ cẩm cũng chính là nhân tố quan trọng tạo nên nét đẹp cho các cô gái vùng cao.

Xem thêm:

1.2 Nghề dệt thổ cẩm của người M’Nông

Mỗi lần nhắc đến dệt thổ cẩm, không thể không nhắc đến nghề dệt thổ cẩm của dân tộc M’Nông. Các sản phẩm dệt của dân tộc M’Nông có họa tiết và hoa văn hết sức đặc biệt.

Bất kỳ cô gái M’Nông đều đã được học bài học vỡ lòng về dệt vải. Do đó sẽ không quá ngạc nhiên khi ai cũng có thể tự may những bộ váy áo tuyệt đẹp cho mình và cả gia đình để sử dụng trong các dịp lễ hội hoặc cưới xin,…

Theo truyền thống dệt thổ cẩm của đồng bào M’Nông, người thợ dệt chọn nền vải màu đen tượng trưng cho đất đai, màu đỏ chính là lòng dũng cảm, nó còn được xem là đại diện của sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình yêu.

Màu xanh tượng trưng cho màu của trời đất, sông núi. Cuối cùng là màu vàng đại diện cho sự mơ ước, hài hòa, khát vọng trong cuộc sống của con người nói núi rừng. Thế mới nói sự riêng biệt và độc đáo của thổ cẩm của dân tộc M’Nông đã trở thành một điểm sáng trong văn hóa dệt ở Đắk Nông.

Trước đây. các sản phẩm của ngành nghề dệt chỉ được phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày của người dân. Tuy nhiên đáp ứng nhu cầu của sự phát triển du lịch, các sản phẩm vải dệt thổ cẩm trở thành những sản phẩm để phát triển nghề du lịch tại địa phương.

Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cũng như tạo điều kiện cơ hội việc làm cho hàng loạt hộ dân tại đây.

2. Nỗ lực gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm

2.1 Nguy cơ bị lãng quên theo thời gian

Mặc dù vậy ngành nghề truyền thống này của Đắk Nông đang gặp nguy cơ bị cơ mai một bởi cơn bão tên “hội nhập toàn cầu”. Đứng trước tình hình này, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã có những nỗ lực gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm.

Cụ thể, chính quyền Đắk Nông tích cực mở các lớp dạy dệt, triển khai trưng bày triển lãm, thương mại hóa các sản phẩm từ thổ cẩm,… Bên cạnh những kế hoạch trên, người dân Đắk Nông đang tích cực mang yếu tố thổ cẩm vào thời trang hiện đại.

2.2 Giữ gìn bản sắc dân tộc

Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của người Đắk Nông đã không còn là vấn đề riêng của tỉnh này mà còn là vấn đề của nhà nước và toàn dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ I được tổ chức tại tỉnh Đắk Nông đã có lời phát biểu về sản phẩm trên.

Cụ thể thủ tướng cho rằng thổ cẩm là các sản phẩm có bề dày lịch sử ẩn chứa nhiều thông điệp riêng mang đập tính dân tộc. Nó không chỉ được dùng làm trang phục mà còn là sản phẩm văn hóa đại diện cho thế giới quan và nhân sinh quan của người dân Đắk Nông.

thổ cẩm

Nỗ lực gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm

Nhà nước và chính quyền Đắk Nông dự kiến trong tương lai có thể áp dụng thổ cẩm vào trong thời trang hiện đại. Thông qua đó, mang các sản phẩm dệt lại gần hơn với người tiêu dùng nội địa và xuất khẩu quốc tế. Nhờ đó phổ biến di sản văn hóa dân tộc này nổi tiếng trên toàn thế giới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây