Học viện tư pháp là cơ sở đào tạo các viên chức hoạt động trong lĩnh vực tư pháp tại Việt Nam. Trong đợt tuyển sinh năm 2019, học viện đã đưa ra chỉ tiêu cho mùa tuyển sinh mới. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều chi tiết.
1. Giới thiệu về học viện tư pháp
Học viện tư pháp có tên gọi tiếng anh là Judicial Academy (JA) bao gồm hai cơ sở nằm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có địa chỉ như sau:
- Cơ sở học viện tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 821 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Tp.HCM
- Cơ sở học viện tại thành phố Hà Nội: Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Thông tin liên hệ:
- Điện thoại (thành phố Hồ Chí Minh): (04)37566129 – (04)62873428, Fax: (04)62740999
- Điện thoại (thành phố Hà Nội): 02822539101
- Trang chủ: http://www.hocvientuphap.edu.vn
- Facebook: www.facebook.com/hocvientuphap.edu.vn/

Giới thiệu về JA
2. Các khoa đào tạo
Hiện nay học viện bao gồm 4 khoa đào tạo bao gồm đào tạo chức danh thi hành án dân sự; đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; đào tạo luật.
Ngoài ra học viện đào tạo theo các ngành chẳng hạn nghiệp vụ luật sư, nghiệp vụ công chứng, nghiệp vụ thừa phát lại, nghiệp vụ đấu giá, nghiệp vụ thi hành án.
Xem thêm:
3. Học phí học viện năm 2018-2019
3.1. Mức học phí năm 2018-2019
Đối với cơ sở Hà Nội, học viên đóng học phí 15.330.000 đồng/sinh viên/khóa học. Học phí có thể có sự điều chỉnh tuy nhiên không vượt quá 10%. Học viên có thể đóng toàn bộ hoặc chia học phí theo hai đợt để đóng chẳng hạn:
- Đợt 1: Học viên đóng 8.650.000 đồng ngay khi nhập học.
- Đợt 2: Học viên đóng 6.680.000 đồng.
Đối với cơ sở TP HCM:
- Ngành thừa phát lại: 10.620.000 đồng/học viên/khóa học.
- Nghiệp vụ luật sư: 20.475.000 đồng/học viên/khóa học.
- Nghiệp vụ thi hành án: 31.200.000 đồng/học viên/khóa học
3.2. Chính sách miễn, giảm học phí
Đối với học viên đối tượng chính sách:
- Học viện miễn 100% học phí đối với người có công với cách mạng căn cứ theo quy định tại Pháp lệnh quy định về ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012.
- Giảm 50% học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng con liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng các thương binh liệt sĩ.
- Giảm 30% học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng như cha, mẹ đẻ, vợ hay chồng, con của thương binh, bệnh binh; cựu chiến binh.
Đối với học viên đã theo học tại trường:
Học viện hỗ trợ giảm 30% học phí đối với các học viên đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, đào tạo nghiệp vụ xét xử hoặc đào tạo luật sư tại trường.
Đối với học viên nộp hồ sơ sớm
Đối với các học viên nộp hồ sơ sớm, trường cũng có hỗ trợ miễn giảm học phí với các mức như sau:
- Giảm 30% học phí với học viên từ 1 – 10
- Giảm 20% học phí với học viên từ 11 – 20
- Giảm 10% học phí với học viên từ 21 – 30
- Giảm 5% học phí với học viên từ 31 – 50
Về nguyên tắc, điều kiện áp dụng miễn, giảm học phí, học viên thuộc nhiều đối tượng, trường hợp quy định về miễn giảm học phí thì chỉ được hưởng ưu đãi cao nhất. Đối với các học viên được hưởng ưu đãi giảm học phí khi nộp hồ sơ đầy đủ, học phí sẽ không được giảm nếu học viên không nộp đủ hồ sơ theo yêu cầu của trường.
4. Tuyển sinh học viện năm 2019
4.1. Đối tượng tuyển sinh
Hiện nay học viện tuyển sinh học viên theo học các ngành tại trường phải đảm bảo các yêu cầu như sau. Đối với ngành thừa phát lại, nghiệp vụ luật sư và nghiệp vụ thi hành án, yêu cầu tối thiểu trình độ cử nhân luật. Đối với nghiệp vụ thi hành án, học viên phải có trình độ cử nhân luật và bao gồm người đang làm việc tại các cơ quan tòa án và viện kiểm sát.
4.2. Chỉ tiêu tuyển sinh
Hiện nay chỉ tiêu tuyển sinh của học viện như sau:
- Nghiệp vụ luật sư: 950
- Nghiệp vụ công chứng: 130
- Nghiệp vụ đấu giá: 100
- Thừa phát lại: 30
- Nghiệp vụ thi hành án: 150

Tuyển sinh JA năm 2018
Trên đây là những thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của học viện tư pháp trong năm 2019. Hi vọng rằng bạn đã biết được những thông tin bổ ích về vấn đề học phí, đối tượng tuyển sinh cũng như các vấn đề khác của trường.