Hướng dẫn cách ăn hải sản đúng cách tránh ngộ độc

0
1196

Ăn hải sản bổ sung nhiều loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp ngăn ngừa một số bệnh như: loãng xương, tim mạch, huyết áp,… Tuy nhiên, thực phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu ăn không đúng cách. Theo dõi bài viết dưới đây để sử dụng đúng nguồn thực phẩm tuyệt vời này nhé!

Hải sản là món ăn ưa thích của nhiều người không chỉ vì giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn đa dạng cách chế biến với hương vị vô cùng thơm ngon. Tuy nhiên, nếu việc lựa chọn và ăn hải sản không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Bởi vậy, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích liên quan qua bài viết dưới đây. 

Các loại hải sản phổ biến
Các loại hải sản phổ biến

1. Hướng dẫn ăn hải sản đúng cách

Dưới đây là tổng hợp hướng dẫn lựa chọn, chế biến cũng như ăn đúng cách một số loại hải sản phổ biến:

1.1 Tôm

Bạn nên chọn loại tôm được nuôi hoặc đánh bắt ở những nơi hoang dã nhằm đảm bảo thịt tôm săn chắc và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Tôm là loại thực phẩm chứa lượng calo thấp nhưng giàu protein, siêu nạc và chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Loại hải  sản này đặc biệt phù hợp với người ăn kiêng nên có thể ăn thường xuyên mà không sợ bị tăng cân.

Tuy nhiên, phải loại bỏ phần đầu vì đầu tôm chứa nội tạng mang hàm lượng kim loại nặng cao. Đường chỉ đen ở lưng tôm do có các chất bẩn ở dạ dày, đại tràng nên bạn cũng cần loại bỏ trước khi ăn. Bên cạnh đó, khi ăn tôm cần đảm bảo:

Không ăn quá nhiều vỏ tôm: Vì phần này chứa rất ít lượng canxi và chất dinh dưỡng đồng thời trong thành phần vỏ tôm chủ yếu là kitin bởi vậy khi nạp vào cơ thể sẽ gây các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, khó chịu, buồn nôn,… Thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Chỉ nên ăn tôm vừa đủ: Theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với người lớn chỉ nên ăn 100 – 200g, trẻ em dưới 4 tuổi khoảng 20 -50g tôm mỗi ngày để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Loại bỏ vỏ, đầu, đường chỉ đen ở tôm
Loại bỏ vỏ, đầu, đường chỉ đen ở tôm

1.2. Cua

Cua nước biển hay cua nước ngọt đều là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao và ít chất béo. Nhưng ở xương cua thường có các vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus và Paragonimiasis gây ngộ độc. Do vậy, bạn cần đảm bảo ăn hải sản này khi đã được nấu chín hoàn toàn và mỗi bữa nên ăn khoảng 40 – 80g tương đương 1 – 2 con cua để hạn chế tình trạng khó tiêu.

Bên cạnh đó, trước khi ăn, cần loại bỏ tim cua ( phần lục giác màu trắng ở chính giữa sau khi lấy mai ra), dạ dày cua (túi xương nhỏ màu vàng nằm trong thân), ruột cua (màu đen) và mang cua ( hai dãy mang xếp liên tiếp nằm ở dưới mai).

Ngoài ra, cách tốt nhất để giữ được giá trị dinh dưỡng của cua là hấp kết hợp bia, gừng, hành tây cùng các gia vị khác nhằm khử trùng hoàn toàn vi khuẩn và tăng hương vị món ăn.

1.3. Cá hồi

Khi mua cá hồi, bạn nên chọn mua ở các địa chỉ uy tín, đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ. Cá có mắt trong, con ngươi đen sáng, mang cá hồi không thâm, thịt cá hồi tươi, chắc và đàn hồi. Nên kiểm tra bụng cá hồi để chắc chắn không có vết máu thâm hay vùng thẫm màu. Như vậy mới đảm bảo chất lượng cá tốt nhất. 

Cá hồi có chứa nhiều omega – 3 lành mạnh bởi vậy ăn hải sản này thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Có rất nhiều cách chế biến cá hồi như cá hồi kho tộ, lẩu cá hồi, cá hồi xiên sốt sa tế,… nhưng để giữ được toàn chất dinh dưỡng nên ăn theo kiểu sashimi, gỏi hoặc salad cá hồi.

Sashimi cá hồi
Sashimi cá hồi

1.4. Sò điệp

Phần sò điệp bạn có thể ăn là phần cơ nối giữa hai mảnh vỏ sò. Bởi vậy, khi sơ chế, lớp màng mỏng bao quanh thịt sò và bao tử màu đen chứa nội tạng sò điệp cần được loại bỏ sạch sẽ do những bộ phận này chứa rất nhiều chất bẩn. Một số món ăn với sò điệp phổ biến hấp dẫn như: sò điệp nướng mỡ hành/phô mai, súp cồi sò điệp, cồi sò điệp xào bơ tỏi,…

1.5. Bào ngư

Bào ngư thường sinh sống ở vùng nước sâu ngoài biển có độ mặn 2% – 3% nên hiếm khi bị nhiễm virus và không ảnh hưởng nhiều bởi thủy ngân, kim loại nặng. Tuy nhiên, hải sản này cũng có thể chứa độc tố tích tụ ở nội tạng do quá trình khai thác, xử lý, bảo quản không đúng cách. Bởi vậy, để ngăn ngừa ngộ độc gây ra phản ứng viêm da, bạn cần cắt bỏ cơ quan nội tạng của bào ngư (túi màu đen).

1.6. Nghêu 

Nghêu là thực phẩm tốt cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh thực phẩm do chúng đều được bắt tươi hoặc nuôi ở điều kiện thân thiện với môi trường. Bởi vậy, có thể thường xuyên ăn hải sản này nhưng đảm bảo được nấu chín kỹ vì trong nghêu có thể ẩn chứa ký sinh trùng. Đặc biệt, tuyệt đối không ăn nghêu đã chết, dập nứt vỏ. 

1.7. Ốc biển

Để ăn được ốc biển, trước khi nấu phải sơ chế ốc bằng cách rửa sạch vỏ ốc rồi ngâm trong nước gạo khoảng 6 tiếng, thay nước ngâm nhiều lần. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất độc có trong não ốc, ngăn ngừa chứng nôn mửa, chóng mặt. Bên cạnh đó, không nên ăn đuôi ốc ở vòng xoáy nhỏ nhất, do phần này chứa  ruột ốc với các chất bẩn tích tụ. Dó đó cần loại bỏ phần đuôi trước khi ăn.

1.8. Mực

Mực là loại thực phẩm giàu protein nhưng cũng chứa rất nhiều thành phần cholesterol không tốt cho sức khỏe. Do vậy, bạn nên tham khảo các cách chế biến hạn chế chiên dầu. Ngoài ra, mực được khuyến cáo là không nên sử dụng khi còn sống bởi nó chứa rất nhiều peptide khiến người ăn có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm:

2. Lưu ý phải biết khi ăn hải sản

Không ăn hải sản và uống bia cùng lúc:

Nhiều người có thói ăn uống này vì tạo cảm giác ngon miệng hơn. Nhưng theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hải sản có chứa nhiều lượng purin, trong quá trình tiêu hóa thành phần này sẽ hình thành axit uric. Nếu chất này dư thừa sẽ gây dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout và các bệnh liên quan khác.

Việc kết hợp uống bia sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa này làm nồng độ axit uric tăng đột ngột và tích tụ tại các khớp xương hoặc mô mềm gây viêm khớp, mô mềm, gout. Người đã mắc bệnh duy trì thói quen này sẽ làm tái phát và dẫn đến nguy cơ bệnh biến chứng nặng hơn.

Ăn hải sản thì không uống bia
Ăn hải sản thì không uống bia

Không ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C:

Thông thường, hải sản có chứa nhiều Asen pentavenlent tốt cho cơ thể nhưng khi kết hợp với thực phẩm chứa vitamin C gây ra phản ứng chuyển hóa chất trên thành Asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thậm chí dẫn đến chết người. Cho nên, cần kiêng kị ăn hải sản với thực phẩm này.

Không ăn hải sản đã chết và chế biến từ lâu:

Hải sản đã chết và chế biến từ lâu thường có nguy cơ xâm nhập, phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn làm chuyển hóa một số thành phần thành chất độc. Vì vậy, khi ăn thực phẩm này vừa không đảm bảo dinh dưỡng lại gây ngộ độc với các biểu hiện như mẩn đỏ, nóng bừng, đau ngực, khó thở, buồn nôn,…làm ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

Không ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn cao:

Một số thực phẩm mang tính hàn như rau muống, dưa chuột, đồ uống có ga, nước lạnh khi ăn cùng hải sản sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, đi ngoài.

Không nên luộc, hấp hải sản đông lạnh:

Do trong thời gian trữ đông trong tủ đá, vi khuẩn dần hình thành, lượng protein và hương vị giảm sút. Bởi vậy, thay vì luộc, hấp bạn có thể chiên, xào ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn. 

3. Xử lý tình trạng dị ứng khi ăn hải sản

3.1 Dấu hiệu khi bị dị ứng

Đa phần dị ứng hải sản đều gây tổn thương da với triệu chứng nổi mề đay và phát ban kèm biểu hiện ngứa âm ỉ đến dữ dội, nóng rát, châm chích và sưng đỏ. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng dị ứng, hãy tắm nước mát hoặc chườm đá lạnh nhằm giảm viêm, cải thiện sưng đỏ, ngứa và làm mát da.
  • Sử dụng tinh dầu tràm thoa lên da. Loại tinh dầu này có chứa các thành phần kháng viêm, sát trùng da đồng thời cải thiện những nốt mẩn ngứa lớn gây viêm nặng.
  • Uống khoảng 2 lít nước/ngày và dùng kem dưỡng ẩm cho da với tần suất 2 – 3 lần/ngày để điều hòa hoạt động hệ miễn dịch, cân bằng độ ẩm cho da và bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại.

3.2 Các triệu chứng khác

Nếu dị ứng gây ngứa cổ, ho, sổ mũi,… hoặc các triệu chứng khác liên quan đến hệ hô hấp, hãy áp dụng biện pháp sau:

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dịch tiết và làm dịu niêm mạc hô hấp.
  • Ngậm và súc miệng kỹ bằng nước muối ấm. Cách này sẽ loại bỏ nhanh dị nguyên còn tồn đọng ở miệng và lưỡi.
  • Uống mật ong ấm để nâng cao sức đề kháng.

Với hiện tượng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy xử lý bằng cách uống trà gừng, ăn hạt sen, kích thích cổ họng để đưa hải sản ra ngoài. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc kích nôn hay các loại thuốc bổ trợ khác tránh kích ứng gây phản ứng nguy hiểm cho cơ thể.

Trong trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện mà có hiện tượng xấu đi, hãy đến gặp các bác sĩ thăm khám và điều trị cũng như uống thuốc theo chỉ dẫn.

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng việc ăn hải sản đúng cách sẽ giúp bạn thưởng thức một món ăn trọn vẹn, hấp thu hết giá trị dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa được các dị ứng và các bệnh liên quan khác. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích này, bạn đã học được cách chế biến  và cách sử dụng hải sản như các chuyên gia khuyến cáo. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây