Khách hàng là thượng đế, đây vẫn là điều mà bất kì nhân viên bán hàng nào luôn ghi nhớ. Song không phải vị thương đế nào cũng dễ tính, đôi khi bạn sẽ những kiểu khách hàng khó đối phó và cực kì khó tính. Sau đây là 4 kiểu khách điển hình khó tính thường gặp.
Như đã đề cập, không phải khách hàng nào cũng như khách hàng nào, họ có cá nhìn khác nhau về doanh nghiệp, về vấn đề và cách giải quyết sự cố dựa trên trải nghiệm sản phẩm. Để trở thành một nhân viên bán hàng nắm bắt tâm lý của khách, bạn không chỉ cần giỏi linh hoạt trong xử lý tình huống phát sinh mà còn cần phân loại khách hàng để dễ dàng tiếp cận họ.
1. Khách hàng kiểm soát
Khách hàng kiểm soát là những vị khách có xu hướng độc lập và quyết đoán. Họ thường là những nhà lãnh đạo và có thể dự toán ngân sách để chi trả cho bất kỳ sản phẩm nào. Nhóm đối tượng này có yêu cầu khá cao về sự chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ hoặc bán hàng. Bù lại nhóm đối tượng này khá hào phóng trong các khoản chi.
Lời khuyên dành cho bạn là nên dừng lan man mọi thứ mà tập trung vào các giá trị đích thực là sản phẩm mang lại. Đối với những khách hàng này, họ thường xác định được thứ họ muốn và là chuyên gia trong lĩnh vực của bản thân. Vì vậy nhân viên bán hàng phải thể hiện giá trị của sản phẩm khi giao tiếp với khách.
Bạn nên làm nổi bật doanh nghiệp hơn so với đối thủ đồng thời đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục. Ngoài ra, thường xuyên khen ngợi sự quyết đoán của họ cũng là một cách thông minh. Đặc biệt bạn nên theo sát mọi hoạt động của họ ngay cả sau khi ký hợp đồng.

2. Khách hàng cảm tính
Khách hàng cảm tính là những con người luôn có sự thể hiện một cách mạnh mẽ những cảm xúc cá nhân. Điều đó có nghĩa khi họ thất vọng, sự thất vọng là cực điểm. Nếu họ hài lòng và có cảm giác được yêu quý thì sẽ hết lời khen ngợi.
Nhân viên bán hàng thường tận dụng đặc điểm này để giao tiếp với những đối tượng mua hàng đầy cảm tính. Chẳng hạn bạn không nên giải quyết vấn đề một cách lòng vòng với những người cảm tính. Cách tốt nhất là đưa ra một giải pháp nhanh gọn nhất. Ngoài ra bạn nên lắng nghe và thấu hiểu vấn đề của những người này để tạo dựng được niềm tin và đưa ra những lời khen hữu ích dành cho họ. Đặc biệt bạn nên nhấn mạnh vào kết quả và rút ngắn khoảng cách giữa mình và khách hàng.
Xem thêm:
- Cung Thiên bình có tính cách như thế nào? Hợp với cung nào?
- Hướng dẫn cách làm mục lục trong Word 2010 mới nhất 2020
- TOP 6 keo dán giày tốt nhất trên thị trường hiện nay
3. Khách hàng lý trí
Nhóm người lý trí là kiểu khách khó tính tiếp theo trong danh sách. Họ suy nghĩ và cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Do đó những người này thường tốn thời gian hơn trong việc quyết định mua hàng vì họ cần thời gian suy nghĩ thấu đáo.
Lời khuyên dành cho bạn là đừng vội vã giới thiệu bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào bằng những từ ngữ khoa trường. Điều bạn cần làm là luôn đưa ra cho họ những giả định để lựa chọn. Sau đó đi sâu vào chi tiết để tạo thời gian suy nghĩ và phân tích. Bạn cố gắng chia sẻ, trình bày mọi thứ một cách dễ hiểu và rõ ràng nhất có thể.
4. Khách hàng ưa thay đổi
Những người này thường khá nhiệt tình và vui vẻ. Họ có chút tương tự nhóm người cảm tính nhưng lại thích sự thử thách và tương tác trong giao tiếp. Bởi nhóm người này thường ưa thay đổi, bạn nên tránh đưa ra những lựa chọn mà chỉ tập trung vào một lựa chọn nhất định.
Chẳng hạn bạn chia sẻ kinh nghiệm mua sắm của khách hàng khác sau đó thu hút sự chú ý của họ bằng các video, hình ảnh,… Đặc biệt bạn nên tránh lảng tránh giao tiếp với những người ưa thay đổi và tránh trả lời quá đơn điều hay chi tiết.

Mục đích của phân loại các nhóm khách hàng khó tính nhằm giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết và đưa ra giải pháp giao tiếp tốt hơn với những nhóm người này từ đó tăng doanh thu bán hàng tốt hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và ứng dụng cao.