Khu rừng thần bí Aokigahara và những sự thật ít người biết

0
1296

Khu rừng thần bí Aokigahara được mệnh danh là một trong những khu rừng thần bí nhất trên thế giới. Khu rừng tọa lạc ở phía Tây Bắc núi Phú Sĩ Nhật Bản có một lịch sử đầy ghê rợn ít người biết. Bạn đã biết hết những bí mật của Aokigahara hay chưa?

1. Aokigahara là một trong số những địa điểm có nhiều vụ tự sát nhất thế giới

Khu rừng Aokigahara có diện tích khoảng 3500 ha. Khu rừng rậm rạp đầy lá này còn được gọi là Biển Cây. Khó có thể thống kê chính xác, rộng khoảng 3500 héc ta. Khu rừng này phủ lá rậm rạp nên được gọi là Biển Cây.

Thống kê tỉ lệ tự sát tại Aokigahara thường dao động bởi mật độ che phủ của khu rừng quá cao dẫn đến tình trạng khó có thể tìm thấy thi thể. Nhiều thi thể không được tìm thấy trong nhiều năm, nhiều thi thể thậm chí mất tích mãi mãi. Theo ước tính sơ bộ, có khoảng 100 người tự tử mỗi năm tại đây.

Khu rừng thần bí
Khu rừng thần bí Aokigahara là nơi nhiều người tự tử nhất tại Nhật

2. Khu rừng thần bí Aokigahara chịu ảnh hưởng của truyền thống tự sát lâu đời

Tại Nhật Bản, tự kết liễu cuộc đời mình không bị xem là tội lỗi. Thực tế, trong lịch sử, hình thức tự tử còn được xem là một nghi thức của võ sĩ đạo đáng được người khác tôn trọng. Nghi thức này có tên là Seppuku, là một nghi thức mổ bụng tự sát.

Một samurai khi bị thất thủ hay khi chủ chết để tránh bị làm nhục, họ sẽ thực hiện nghi thức này. Mặc dù đã bị dẹp bỏ từ rất lâu, song sức ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài đến ngày nay. Trong cuốn sách “Tại sao người ta tự tử?” của tác giả  Yoshinori Cho cũng có đề cập đến văn hóa Seppuku, bảo vệ danh dự trở thành một lý do để tự sát.

Xem thêm:

3. Nhiều nỗ lực ngăn chặn người dân tự sát đã được lập ra

Với tỉ lệ tự tử cao như vậy, chính phủ Nhật Bản đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm con số này xuống trong vòng 7 năm tới. Một trong số các biện pháp được áp dụng là sử dụng các máy quay an ninh tại lối vào của khu rừng tự sát đồng thời tăng số lượng nhân viên bảo vệ.

Ngoài ra các biển báo được đặt xuyên suốt khu rừng có ghi các lời nhắn chẳng hạn như Hãy suy nghĩ đến con cái và gia đình của bạn” hoặc câu khác như “Mạng sống của bạn là món quà mà bố mẹ bạn trao cho”.

4. Treo cổ là cách tự vẫn phổ biến nhất ở đây

Trong khu rừng thần bí này, người ta thường lựa chọn treo cổ như một hình thức phổ biến nhất để rời bỏ cuộc đời. Tiếp theo đó là ngộ độc và uống thuốc quá liều. Văn hóa truyền thống tại đây đã được đi vào văn học.

Vào năm 1960, nhà văn Seicho Matsumoto ra mắt cuốn sách Kuroi Jukai. Đây là cuốn sách kể về câu chuyện nhân vật chính trải qua cuộc tình đau thương đã chọn khu rừng Aokigahara làm nơi an nghỉ cuối cùng.

Được xem là mặt đen tối gây ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản, cuốn sách nhận được nhiều chỉ trích xung quanh cuốn “Hướng dẫn tự tử toàn tập”. Đồng thời tác giả đã cho rằng Aokigahara là “nơi thích hợp nhất để chết”. Bản thân cuốn sách cũng được tìm thấy trong tư trang của một vài người tự tử tại đây.

5. Nơi đây còn có câu chuyện cũng u ám không kém

Bên cạnh những câu chuyện rùng rợn về những người tự kết liễu bản thân, khu rừng còn là nơi lưu truyền hàng loạt các truyền thuyết u ám không kém. Hình thức chết thanh thản Ubasute là một cách gọi khác của nghi thức bỏ rơi người già.

 Đây là một nghi thức bắt nguồn từ thời đói kém cùng cực, khi lương thực và tài nguyên không còn nhiều, khi đó người trẻ sẽ cõng cha mẹ vào rừng và bỏ lại đó.

Có người cho rằng đây chỉ là một truyền thuyết song vẫn luôn tồn tại nhiều câu chuyện gia đình để giảm bớt miệng ăn mà đã dẫn người thân già yếu đến các vùng xa xôi hiểm trở để mặc đến chết.

Khu rừng thần bí
Hủ tục Ubasute bỏ rơi người già

Có thể thấy khu rừng thần bí Aokigahara chính là địa điểm tự sát của hàng trăm hàng nghìn người Nhật Bản. Với những nỗ lực của giới chức Chính Phủ Nhật và người dân xung quanh, hi vọng tỉ lệ người tự sát tại đây sẽ có dấu hiệu suy giảm. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây