Lá ngón là một cái tên không mấy xa lạ với chúng ta ngày nay. Cho dù nhiều người chưa bao giờ nhìn thấy cây này. Nhưng khi nhắc đến chắc chắn sẽ biết đây là một loại cây có độc. Sau đây là những điều bạn cần biết khi dính phải độc lá ngón.
Lá ngón được biết đến là một loại cây có đọc. và được nhắc đến trong chuyện cô gái tên Mị đã dùng lá ngón để kết liễu đời mình. Vậy liệu cây này có độc như chúng ta vẫn nghĩ hay không. Và những điều chúng ta cần biết khi bị dính độc cây này là gì? Hãy cùng tìm hiểu nào.
1. Lá ngón là cây gì?
Lá ngón là một loại cây có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth. Họ Mã tiền – Loganiaceae. Lá ngón còn có tên gọi khác là cây cỏ ngón, thuốc rút ruột, Hổ mạn trường, Đại trà đắng, Hổ mạn đằng, Câu vẫn, Đoạn trường thảo.

Cây này sống phổ biến ở các tỉnh miền núi. Có thể kể đến như Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang,…
Xem thêm:
2. Đặc điểm sinh học của cây lá ngón
Lá ngón có đặc điểm là loại cây mọc leo, thân cành nhẵn, lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hay hơi hình mác. Lá có đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên. Hoa của cây này có màu vàng, mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá. Quả nang và hạt có cánh mỏng.
2.1 Hóa tính cây lá ngón
Cây lá ngón là cây có độc tính mạnh. Nguyên nhân là do chất Alcaloid, do đó dễ gây ngộ độc chết người. Khi ngộ độc cây này sẽ bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi bị ngộ độc cần phải rửa dạ dày, chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Nhiều người dân tộc vùng cao cho rằng bạn chỉ cần ăn 3 lá ngón là đủ chết người.
2.2 Cây dễ nhầm lẫn
Cây này rất độc, độc nhất là rễ và lá non. Lá ngón không dùng làm thuốc chữa bệnh. Thực tế đã có người nhầm nó với cây Chè vằng. Nguyên nhân bởi hình dạng thân, cành tương đối giống nhau. Do đó khi thu hái các cây thuốc mọc tự nhiên bạn cần phải chú ý. Đặc biệt là đối với các đơn vị đóng quân ở vùng rừng núi.
2.3 Thành phần độc tính
Trong loại cây này có chứa các chất ancaloit và đây cũng là thành phần gây ra độc tính ở lá ngón. Những đơn phân ancaloit trong cây này được tiết ra có thể kể đến như koumin, gelsenicin, hydroxygelgelsamydin… Hàm lượng các chất độc tố tích tụ nhiều nhất là ở phần rễ cây sau đó giảm dần xuống lá, hoa, quả và cuối cùng là thân cây.
2.4 Triệu chứng ngộ độc
Khi bị ngộ độc cây này nạn nhân thấy khát nước, sốt, đau rát họng, đau quặn bụng từng cơn, kèm theo nôn mửa. Diễn biến nặng hơn có thể là hoa mắt, răng cắn chặt, sùi bọt mép, toàn thân lạnh, hạ huyết áp, hô hấp chậm dần. Sau đó là chết sau những cơn vật vã.
3. Cây lá ngón có tác dụng gì ?
Lá ngón được biết tới là loại cây có chứa thành phần độc tố cao. Do đó cây thường được sử dụng trong một số trường hợp như:

3.1 Tác dụng gây độc
Những thành phần độc tố có trong loại cây này mà nó được sử dụng để gây độc hoặc chiết xuất làm các loại thuốc gây độc. Những loại thuốc được chế biến từ cây này thường ngấm rất là nhanh. Với thời gian là chỉ mất khoảng 5-30 phút qua hệ tiêu hóa. Sau đó tử vong sau đấy 3 tiếng.
3.2 Lá ngón chữa mụn nhọt
Tuy là một loại cây có độc, nhưng dân gian ta có câu “Lấy độc trị độc”. Quả đúng vậy, người ta dùng lá của cây này để chữa vết thương do bị đánh đòn hoặc ngã đau. Ngoài ra còn dùng để chữa các mụn nhọt độc, nổi mề đay,… Cách làm rất đơn giản là chỉ cần giã nát đắp vào ngoài vết thương hoặc sắc nước rửa vùng bị thương.
4. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc lá ngón
Cây này có chứa thành phần độc tố rất cao. Chính vì thế khi sơ cứu cho bệnh nhân bị nhiễm độc do loại cây này cần phải được thực hiện thật nhanh và kịp thời. Thực hiện bằng những cách ngăn ngừa những độc tố xâm nhập vào cơ thể như:
- Dùng ngón tay, lông gà hoặc một vận dùng gì đấy để chọc vào cuống họng của bệnh nhân. Khiến người bệnh nôn ra hết được những phần lá ngón.
- Sử dụng cây rau muống hoặc cây rau má, sau đó đem giã nhuyễn. Và cho một chút xíu nước vào, sau đó vắt lấy nước cốt cho người bị ngộ độc uống.
- Sau khi thực hiện sơ cứu ngộ độc do cây này gây ra xong. Bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến những cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu. Để quá trình cấp cứu này đạt hiệu quả tốt nhất. Thì bạn phải thực hiện trong khoảng thời gian sau khi bệnh nhân ăn cây này là dưới 1 giờ.
Lá ngón là một cây rất độc nếu như bạn không cẩn thận ăn phải. Khi bị ngộ độc bạn sẽ bị nhiều triệu chứng đau đớn, khó thở, nôn mửa,… Do đó, hãy cẩn thận lẫn lộn cây này với các cây thuốc khác, nhất là khi bạn đến những vùng núi phía bắc. Hy vọng bạn sẽ không lẫn nhầm lẫn cây này khi gặp phải.