Mùa nước nổi miền Tây có gì mà làm say lòng bao du khách?

0
1134

Mùa nước nổi tại Miền Tây là thời điểm nước lũ tràn đồng. Mùa này mang lại cho người dân lượng sản vật dồi dào. Vào mỗi thời điểm mùa nước nổi, miền Tây thu hút lượng lớn khách du lịch ghé thăm để khám phá vẻ đẹp tươi mới của vùng đất này.

1. Mùa nước nổi miền Tây bắt đầu khi nào?

Mùa nước nổi hay còn được gọi là mùa nước lũ sông Cửu Long là một hiện tượng lũ tự nhiên đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong. Đối với người dân miền tây, mùa nước lũ này không phải là thiên tai, đây được xem là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vùng đất này. Thông thường mùa nước lên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bắt đầu vào tháng 7 âm lịch và kéo dài để khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm.

mùa nước nổi miền tây tạo điều kiện rửa trôi những nguồn sâu bệnh cho cây công nghiệp, tác động tích cực đến các hoạt động canh tác nông nghiệp. Ngoài ra phù sa do nước lũ mang đến cung cấp một lượng dinh dưỡng cho đất đai của toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cứ mỗi mùa nước nổi tại Miền Tây, nơi này lại xum xuê nào là cá tôm nào là cây trái hết sức phong phú.

Nắm bắt được những ưu điểm và tiềm năng vượt trội trong việc phát triển tour du lịch mùa nước nổi, các công ty lữ hành đã thiết kế các tour du lịch mùa nước lên tại Miền Tây để mang du khách lại gần hơn với cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long.

Mùa nước nổi miền Tây bắt đầu khi nào?
Mùa nước nổi miền Tây bắt đầu khi nào?

2. Những điểm dừng chân quen thuộc vào mùa nước nổi miền Tây

Ngày càng nhiều du khách chọn du lịch đến các tỉnh miền tây vào cuối năm để xem mùa nước nổi.

2.1. Châu Đốc – rừng tràm Trà Sư, An Giang

Từ thành phố Hồ Chí Minh, đối với những người lựa chọn du lịch Châu Đốc – An Giang vào thời điểm cuối năm có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh các phương tiện trên, xe khách giường nằm rất được ưa chuộng vì giá thành khá hợp lý mà có thể nghỉ ngơi thoải mái ngay trên xe.

Đối với những du khách du lịch An Giang theo hướng tự túc, bạn có thể dừng chân tại một số điểm dừng ven đường. Khi đặt chân đến Châu Đốc, bạn nên tìm hiểu trước về nơi này. Đây là thành phố nổi tiếng với những nét bản sắc văn hóa của người Khmer.

Theo đúng lịch trình, bạn nên ghé chợ Châu Đốc vào buổi sáng để ăn bún cá trứ danh ở nơi này. Sau đó bạn có thể thuê xe để đi đến núi Sam viếng bà Chúa Xứ. Tại đây có một hồ bơi vô cực với khung cảnh nhìn ra xa là ruộng lúa hết sức tuyệt vời. Khi đến An Giang, bạn có thể đến Tịnh Biên hay Long Xuyên để hoàn thành chuyến khám phá mùa lũ tại Miền Tây.

2.2. Bến Tre – Cần Thơ

Bến Tre và Cần Thơ là hai trong số các điểm đến gần nhất so với thành phố Hồ Chí Minh. Nếu có thời gian, bạn nên lên kế hoạch về chuyến du lịch sông nước trong khoảng từ 2 – 3 ngày. Khoảng cách để đi từ Hồ Chí Minh đến Bến Tre gần hơn so với quãng đường đi An Giang, do đó bạn hoàn toàn có thể tự đi du lịch bằng xe máy hoặc ô tô cho thuận tiện.

Quãng đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến bến tre dài khoảng 80km. Trên suốt chuyến đi, du khách sẽ được ghé thăm các địa điểm đặc biệt và thưởng thức các món đặc sản chẳng hạn như hủ tiếu Mỹ Tho hay phở bò Châu Thành. Chuyến du lịch tour mùa nước lên tại Bến Tre sẽ còn tuyệt vời hơn với những hoạt động thăm du lịch Đạo Dừa, ngồi nghe cải lương hay đờn ca tài tử miền Tây,… Ngoài ra bạn còn có thể tham quan trang trại mật ong và trại cá sấu tại cù lao Phụng.

Khi đến được Bến Tre, bạn có thể tiếp tục di chuyển đến Cần Thơ. Cần Thơ hứa hẹn sẽ đón chào bạn với hàng loạt các địa điểm hấp dẫn. Cần Thơ là một trong những trung tâm hành chính và thương mại du lịch nổi bật nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù vậy những nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước vẫn được gìn giữ đến ngày hôm nay.

Đã đến Cần Thơ, bạn chắc chắn không thể bỏ qua du lịch chợ nổi Cái Răng nức tiếng. Đây là một trong những nét đặc trưng độc đáo của người dân miền Tây, mọi giao lưu hội họp ở chợ đều được diễn ra trên sông. Ngoài ra bạn có thể tham quan một số khu du lịch bảo tồn như vườn cò Bằng Lăng, nhà cổ Bình Thủy hay nhiều vườn trái cây nổi tiếng tại Cần Thơ.

Sau một ngày du lịch tham quan mệt mỏi không thể thiếu yếu tố ẩm thực. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đầy hương vị miền tây ngay tại bến Ninh Kiều. Đây sẽ là những trải nghiệm khó quên dành cho du khách mỗi khi đến đồng bằng sông Cửu Long.

Những điểm dừng chân quen thuộc vào mùa nước nổi miền Tây
Những điểm dừng chân quen thuộc vào mùa nước nổi miền Tây

2.3. Hà Tiên – Rạch Giá, Kiên Giang

Hà Tiên là một vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang. Để đến được đây bạn phải mất khoảng 7 – 8 tiếng để di chuyển bằng ô tô. Nơi đây được biết đến như một địa điểm có bãi biển đẹp và những câu chuyện kỳ bí xoay quanh quá trình khai lập trấn của vị quốc công Mạc Cửu.

Hà Tiên có phần khác biệt với những khu vực miền Tây khác vì nó có sự hòa trộn giữa yếu tố biển và núi cùng với hệ thống hang động hết sức đặc sắc. Chính nhờ lợi thế về địa hình và vị trí địa lý, Hà Tiên được đánh giá là một trong những điểm du lịch tham quan danh lam thắng cảnh theo mùa.

Những địa điểm thú vị đáng để du lịch tại Hà Tiên vào mùa nước nổi phải kể tên Lăng mộ họ Mạc, Thạch Động, núi Đá Dựng, hòn Chông. Vào buổi tối, tại chợ đêm Hà Tiên cũng diễn ra một số hoạt động vui nhộn khuyến khích khách du lịch tham gia.

Bên cạnh Hà Tiên, Rạch Giá cũng là trung tâm du lịch lớn của Kiên Giang. Thành phố này vừa là thành phố cảng biển, vừa là trung tâm hành chính, văn hóa của Kiên Giang nói riêng và toàn miền Tây nói chung. Đến với Rạch Giá, bạn đừng quên check in tại cổng Tam Quan với kiến trúc đầy ấn tượng. Từ đền thờ Nguyễn Trung Trực, bạn dạo quanh phố rồi đi dọc con đường ven biển Tôn Đức Thắng. Ngoài ra trải nghiệm ngắm cảnh hoàng hôn mặt trời lặng cửa biển trên cầu 3/2 cũng là một trải nghiệm đầy quý giá không phải lúc nào cũng có thể thấy được trong ngày.

Xem thêm:

3. Khám phá những món ngon mùa nước nổi miền Tây

Không chỉ nổi tiếng với những ruộng lúa thênh thang, những con sông uốn lượn hay những đồng ruộng lúa cò bay thẳng cánh, chính văn hóa ẩm thực nơi đầy đã tạo nên sức hấp dẫn cho chuyến du lịch mùa nước nổi tại Miền Tây.

3.1. Lẩu cá linh bông điên điển

Khi lũ dâng, những cơn mưa rả rích kéo dài mang những con cá từ thường nguồn sông Mekong tràn về những cánh đồng ngập nước, đây cũng chính là mùa cá linh. Khi còn nhỏ, cá linh chỉ có kích cỡ bằng đầu đũa, tuy nhiên chất thịt ngọt béo khiến ai cũng thích ăn.

Những con cá linh tươi rói vừa được bắt lên và làm ráo để sử dụng chế biến món lẩu cá linh nổi tiếng của miền Tây. Cá được làm sạch mang, móc bỏ ruột và rửa để ráo. Khi nấu lẩu, người đầu bếp bỏ thêm bông điên điển để tạo mùi vị đặc trưng riêng của miền sông nước.

Thực tế có khá nhiều cách nấu nước lẩu cá linh bông điên điển tùy theo từng vùng miền khác nhau. Có người sử dụng xương heo hay xương cá để ninh xương lấy vị ngọt. Một số người khác sử dụng nước dừa làm nước lẩu để có vị ngọt thanh. Nguyên liệu ăn kèm lẩu khá đa dạng, bạn có thể sử dụng bất kì loại rau sống nào để làm món lẩu cá linh, tuy nhiên chỉ bông điên điển là tạo ra mùi vị độc đáo nhất.

Bông điên điển vừa được hái từ những hàng cây mọc trên bờ ruộng còn tươi mơn mởn. Khá dễ để tìm thấy loại cây này, tại miền tây bạn muốn bao nhiêu là có bấy nhiêu bông điên điển. Màu vàng bắt mắt không chỉ có vị ngon độc đáo mà còn tăng tính thẩm mỹ cho nồi lẩu. Sau khi bỏ các nguyên liệu ăn kèm vào nồi lẩu đang sôi, bạn có thể cầm đũa lên và thưởng thức món ăn dân dã này. Đây quả là một trải nghiệm hiếm có cho mùa nước nổi tại miền Tây.

3.2. Bông súng mắm kho

Bông súng là loại rau thường thấy của miền tây mọc ở những nơi đất trũng đặc biệt là những khu vực có đọng nước bùn. Đến mùa nước nổi miền Tây, bông súng trồi lên mặt nước và được người dân thu hoạch đem chế biến thành món ăn.

Bông súng được thu hoạch nguyên cọng, chỉ cần tước phần vỏ bên ngoài rồi ngắt rau thành độ dài chừng khoảng 2 gang tay. Với bông điên điển bạn có thể chế biến thành món bông súng mắm kho trứ danh của miền tây.

Để làm thành món mắm kho ngon, bạn phải chọn mắm cá linh hoặc cá sặc đúng chính gốc miền sông nước. Loại mắm này có thể dễ dàng mua ở các chợ miền Tây, tuy nhiên để ngon nhất thì phải đến chợ Châu Đốc, An Giang. Mắm sau khi được nấu sôi trong nước và lọc bỏ xương thì cho sả băm vào để tạo hương thơm và giảm đi mùi tanh của mắm.

Sau khi thực hiện các bước trên, bạn tiếp tục cho tôm, tép, hến hay cá lóc vào khi mắm đã sôi lai. Bên trong nồi mắm kho là sự hòa trộn giữa vị cay, the, ngọt và giòn. Tất cả tạo nên nét dân dã đặc trưng trong mỗi món ăn của miền Tây.

3.3. Chuột đồng nướng lu

Không phải du khách nào đến miền tây cũng tỏ ra thích thú với món chuột đồng nướng lu. Song đây lại là món ăn cực kì dễ gây nghiện của nhiều người. Chuột để nướng lu phải là những con chuột béo múp và chỉ ăn lúa chín.

Chuột đồng sau khi bị bắt về sẽ làm sạch ruột, cắt móng và đem ướp gia vị cho vừa ăn. Sau đó người ta cho chuột vào lu để quay. Khi quay phải trở tay liên tục và thường xuyên thêm mỡ và gia vị. Quay chuột khoảng 1 tiếng là đủ để thịt chuột chín vàng thơm phức.

Thịt chuột chín sẽ được bày ra cùng dưa leo, rau răm và muối ớt. Chuột quay sẽ có mùi thơm, thịt chuột mềm và phần da giòn đặc trưng đảm bảo bạn sẽ thích ngay từ lần ăn đầu tiên.

Khám phá những món ngon mùa nước nổi miền Tây
Khám phá những món ngon mùa nước nổi miền Tây

Mùa nước nổi tại miền Tây chính là cơ hội, là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Vào mỗi năm đến thời điểm mùa nước nổi, miền tây quy tụ lượng lớn khách du lịch đến tham quan không chỉ bởi cảnh đẹp và còn bởi nền ẩm thực đậm chất dân dã của miền sông nước. Còn chần chờ gì mà không xách ba lô đi du lịch miền tây ngay hôm nay!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây