Mục tiêu nghề nghiệp là gì mà các nhà tuyển dụng quan tâm?

0
1187

Mục tiêu nghề nghiệp luôn là một phần quan trọng và không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch gửi đến các nhà tuyển dụng. Xác định được mục tiêu giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được khả năng của bạn cũng như các định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. 

Vì thế, bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc như thế nào cho đúng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trở nên rất quan trọng. Để nắm được cách viết mục tiêu nghề nghiệp, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

1.1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Trong tiếng Anh được gọi là Career Objective. Thực ra có rất nhiều cách định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp chính là bản mô tả ngắn gọn nhằm giúp cho nhà tuyển dụng nắm được khái quát bản thân và vị trí công việc bạn muốn hướng đến trong tương lai gần hoặc xa. Đồng thời cả cách bạn thực hiện để đạt được mục tiêu của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp cần rõ ràng, ngắn gọn, đi đúng trọng tâm để nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng phù hợp của bạn với vị trí mà công ty cần tuyển dụng, qua đó đưa ra kết luận bạn có được tuyển hay không.

1.2 Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò gì?

Khi đi xin việc ở bất kì đâu bạn nên đặt ra mục tiêu nghề nghiệp của riêng mình không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá định hướng, tham vọng của bạn đối với sự nghiệp và tương lai của mình, mà còn giúp chính bản thân bạn có động lực phát triển, sáng tạo để đạt được mơ ước. Nói cách khác, vai trò của mục tiêu nghề nghiệp là vô cùng quan trọng bạn cần vượt qua và giúp bạn tiến tới thành công, sự nghiệp thăng tiến.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn:

  • Câu hỏi đặt ra trước khi đi làm: mình muốn gì, cần làm gì, sau đó tập trung vào việc hoàn thành. Có mục tiêu nghĩa là bạn sẽ ưu tiên cho các hành động quan trọng, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng, cảm thấy tự tin hơn với công việc và thành công hơn.
  • Sử dụng thời gian tối ưu: Bạn sẽ tự thay đổi, sắp xếp, quản lý thời gian của mình tốt hơn, hạn chế lãng phí vào những công việc vô ích.
  • Tự tin hơn trong giao tiếp: Khi bạn đã hoàn thành mục tiêu của mình, bạn sẽ thấy tự tin hơn, dễ dàng truyền đạt niềm đam mê và định hướng của mình tới đồng nghiệp và bạn bè, gia đình.
  • Giúp bạn biết tự chịu trách nhiệm với bản thân và công việc của mình.
mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò như thế nào đối với bạn 

1.3 Tại sao mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên lại được nhà tuyển dụng quan tâm.

Về cơ bản, một trong những cách giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên tích cực với nhà tuyển dụng đó là viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Vậy tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm tới mục tiêu của bạn? Lý do là vì họ muốn biết liệu bạn có muốn gắn bó công ty trong một thời gian dài hay rời đi nhanh chóng? Các nhà tuyển dụng cũng muốn biết định hướng của bạn, từ đó đánh giá tầm nhìn, tham vọng và khả năng cống hiến của bạn cho công.

Như chúng ta đã biết việc tuyển dụng và đào tạo một nhân viên rất công phu, tốn kém. Chính vì vậy mà các nhà tuyển dụng muốn biết chắc chắn về thái độ làm việc và tiềm năng phát triển thực sự của bạn, thể hiện qua những gì bạn viết trong CV.

Xem thêm:

2. Những sai lầm khi viết mục tiêu nghề nghiệp.

2.1 Mục tiêu đặt ra phi thực tế

Trong khi đặt mục tiêu, nhất là  khi đặt các mục tiêu dài hạn, bạn phải suy nghĩ rộng hơn, xa hơn nhưng quan trọng nhất đó phải là điều mà bạn cần làm được.Ví dụ như, mục tiêu của bạn đặt ra là bạn sẽ là trở thành CEO của một công ty, nhưng hiện tại bạn không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này, mục tiêu này sẽ là rất viển vông, ít nhất là trong tương lai ngắn hạn. Để đặt mục tiêu thực tế, bạn hãy sử dụng một chiến lược thông minh, sao cho mục tiêu cụ thể của bạn có thể đo lường được, đạt được và liên quan đến vị trí mà bản thân đang ứng tuyển.

2.2 Giữa mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu cuộc sống không có sự cân bằng

Hãy tưởng tượng rằng bạn viết mục tiêu nghề nghiệp trong 1 năm tới là cam kết tăng ít nhất 15% doanh số. Dù cho bạn có thể đạt được mục tiêu, nhưng bạn đã hoàn toàn bỏ qua các mục tiêu khác liên quan tới cuộc sống. Hãy đảm bảo rằng khi đặt ra mục tiêu bạn phải đạt được sự cân bằng giữa các lĩnh vực khác nhau.

2.3 Thời gian hoàn thành bị đánh giá thấp

Trong một số trường hợp, bạn có thể phạm phải sai lầm khi viết mục tiêu rất khó để đạt được trong khoảng thời gian ngắn. Điều này, ngoài việc khiến bạn chịu nhiều áp lực hơn,còn có khả năng sẽ khiến mục tiêu của bạn đặt ra bị thất bại. Chính vì vậy, song song với việc đặt ra mục tiêu nghề nghiệp, bạn cũng phải đồng thời  lập kế hoạch thực hiện, các mốc thời gian luôn được sắp xếp một cách hợp lý.

2.4 Khả năng thất bại không cân nhắc tới

Cho dù bạn làm việc chăm chỉ đến đâu, thì khả năng bạn không thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Chính vì vậy mà ngay khi đề cập tới các mục tiêu, bạn nên nghĩ đến trường hợp bạn không đạt được hoặc muộn hơn so với dự tính. Điều đó sẽ giúp bạn có  thêm động lực cố gắng, đồng thời rèn luyện tâm lý vững vàng để đối phó khi có các tình huống xấu xảy ra.

mục tiêu nghề nghiệp

Để nhà tuyển dụng chú ý thì phải viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?

3. Các mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

3.1 Khái niệm

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mà các nhà tuyển dụng muốn đọc đầu tiên khi họ cầm sơ yếu lý lịch của bạn trên tay. Hầu hết mục tiêu nghề nghiệp trong CV đều được viết sau phần tên và thông tin cá nhân và trước khi bạn viết về trình độ học vấn, kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc. Thực tế nhà tuyển dụng quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên là để qua đó một phần nào họ có thể đánh giá sơ qua về con người, ý chí phấn đấu và nỗ lực làm việc của bạn.

3.2 Các mẹo mà bạn cần biết khi viết về mục tiêu của mình

Là một phần mô tả ngắn gọn về bản thân, vì vậy bạn không nên viết quá dài hoặc mô tả chi tiết về phần này. Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết ngắn gọn, trình bày tóm tắt về mục tiêu công việc của bạn chính là cách mà bạn đang làm hài lòng nhà tuyển dụng khi tìm việc.

Khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên trình bày những mục tiêu và mong muốn của bản thân một cách trung thực  bởi vì qua đó mà nhà tuyển dụng có thể dễ dàng sắp xếp cho bạn được một công việc phù hợp, giúp bạn sớm hoàn thành mục tiêu với công việc.

Tìm hiểu kĩ về tổ chức, công ty, vị trí mà bạn có nhu cầu ứng tuyển để có thể kết nối tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Sau khi viết xong mục tiêu nghề nghiệp và các nội dung khác trên sơ yếu lý lịch bạn nên kiểm tra lại một lượt, bởi vì nếu bạn đánh sai hoặc viết sai  những từ đơn giản chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao sơ yếu lý lịch của bạn và nguy cơ hồ sơ xin việc của bạn bị loại là không hề thấp, nhất là trong giai đoạn thị trường việc làm đang có cạnh tranh cao.

4. Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng ngành.

Dưới đây là một số gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho các ngành thu hút được sự quan tâm của những người tìm việc làm.

4.1  Đối với công việc chăm sóc khách hàng

Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí chăm sóc khách hàng chúng ta cần phải tìm hiểu về các nhiệm vụ chính cần thực hiện trong công việc. Bạn có thể tham khảo những nhiệm vụ này thông qua bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp, sau đó kết hợp kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có để viết mục tiêu công việc..

Dưới đây là gợi ý viết mục tiêu làm việc đối với vị trí chăm sóc khách hàng:

“Mục tiêu của bản thân tôi là trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp trong môi trường có tính thử thách cao ,qua đó tôi có thể sử dụng hết tất cả các kĩ năng và kinh nghiệm làm việc của bản thân để hoàn thành tốt những yêu cầu mà công ty mong muốn.”

“Bản thân tôi luôn mong muốn được làm việc trong vị trí đại diện dịch vụ khách hàng trong một công ty năng động, lấy khách hàng làm trung tâm. Bên cạnh đó, tôi mong muốn hỗ trợ, giữ chân khách hàng, xây dựng công ty bằng các kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có của mình.”

4.2 Đối với vị trí lễ tân

Đối với lễ tân nhà hàng, khách sạn

“Bản thân tôi là một người sôi nổi, khéo léo trong ứng xử, giao tiếp, có khả năng quản lý được cảm xúc bản thân, tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận trong công việc. Tôi mong muốn bản thân mình được phát trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Tôi nghĩ lễ tân nhà hàng là vị trí công việc mà tôi có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế một cách hiệu quả. Đây chính là một trong các tiền đề  vững chắc cho những bước phát triển lên vị trí công việc cao hơn trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.”

Đối với lễ tân công ty

“Dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm làm việc của bản thân, tôi tự tin mình có khả năng làm việc để thực hiện các công việc của lễ tân công ty một cách hiệu quả. Tôi  có mong muốn được chứng tỏ năng lực làm việc của mình song song với việc tiếp nhận và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho nghề nghiệp trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều thử thách.”

4.3 Đối với ngành nghề Marketing.

Tùy thuộc vào việc bạn ứng tuyển vị trí nào trong lĩnh vực marketing mà cách viết mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng vì thế mà thay đổi.

  • Đối với nhân viên Content Marketing:

“Do tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, nên bản thân tôi có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách  linh hoạt, sáng tạo, đồng thời sở hữu khả năng diễn đạt tốt và rất yêu thích công việc trong lĩnh vực marketing. Tôi có kinh nghiệm trong việc viết bài content marketing, quản lý nội dung trên Website và các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, diễn đàn và những kênh khác về các sản phẩm tập luyện thể dục, thể thao. Tôi mong muốn phát triển kỹ năng viết bài content marketing của mình ở một lĩnh vực khác như các dịch vụ và sản phẩm của MuaSam. Tôi cũng coi đây chính là cơ hội để  trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc của bản thân và hướng tới việc trở thành một content marketing chuyên nghiệp ở mọi lĩnh vực”.

  • Đối với nhân viên PR

“Hiện tại, tôi đang tìm kiếm cho mình một môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động để có thể phát huy được những kỹ năng của bản thân trong việc xây dựng các kế hoạch PR truyền thông phục vụ cho công tác quảng bá thương hiệu, phát huy các mối quan hệ của công ty với các cơ quan báo chí, đài truyền hình, các đối tác truyền thông để thiết lập những kế hoạch truyền thông hiệu quả mang đến lợi ích cao nhất cho công ty. Qua đó, tôi sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích, nâng cao trình độ nghiệp vụ để trở thành một chuyên gia PR Marketing giỏi và xa hơn là trở thành một giám đốc thương hiệu trong 05 năm sắp tới.”

4.4 Đối với ngành kỹ thuật

Có rất nhiều việc làm  bên trong ngành kỹ thuật, vì vậy tùy vào vị trí mà bạn ứng tuyển thì sẽ có các cách viết mục tiêu nghề nghiệp khác nhau.

Với kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực lắp đặt trang thiết bị điện tử/điện lạnh, đồng thời sở hữu bằng cao đẳng chuyên ngành điện – điện tử,chính vì vậy mà tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kỹ thuật của công ty. Tôi xin đảm bảo sẽ thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Mục tiêu về lâu dài của tôi là  sẽ trở thành trưởng phòng kỹ thuật trong 5 năm tới”.

mục tiêu nghề nghiệp

Tham khảo mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật để viết CV cuốn hút

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc. Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin này sẽ một phần nào đó giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây