Nên uống sữa đậu nành khi nào cho đúng và không hại sức khỏe?

0
567

Sữa đậu nành là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy nên uống sữa đậu nành khi nào để đảm bảo an toàn sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích tốt nhất cho cơ thể? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Uống sữa đậu nành mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Thành phần chính có trong sữa đậu nành là Protein, có công dụng giúp tăng sức đề kháng và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn giàu chất đạm, không chứa cholesterol, chứa ít chất béo, giàu chất xơ. Thế nên, sữa đậu nành được các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên dùng giúp phòng tránh được rất nhiều bệnh.

Trước khi tìm hiểu nên uống sữa đậu nành khi nào tốt cho sức khỏe, thì uống sữa đậu nành mang lại lợi ích gì? 

Ngăn ngừa ung thư

Uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ giúp phụ nữ ngăn ngừa ung thư vú, vì sữa đậu nành chứa hàm lượng estrogen rất cao, sẽ cân bằng lượng Estrogen thiếu hụt ở nữ giới.

Trong sữa đậu nành còn có Protease Bowman- Birk, có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư như cổ tử cung, ung thư tuyến giáp và ung thư đại tràng.

nên uống sữa đậu nành khi nào

Uống sữa đậu nành giúp phòng bệnh ung thư

Cung cấp canxi ngừa bệnh loãng xương

Khi bước vào tuổi trung niên, cơ thể rất dễ lâm vào tình trạng loãng xương do giảm nồng độ estrogen trong máu và thiếu hụt canxi. Uống sữa đậu nành sẽ giúp xương chắc khỏe và giảm tỷ lệ giòn xương nhờ vào hàm lượng chất dinh dưỡng cao có trong sữa đậu nành.

Phytoestrogen có trong đậu nành giúp thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, góp phần chống lại trình trạng loãng xương trong cơ thể bạn.

Tốt trong việc chăm sóc sắc đẹp và giảm cân

Ngoài việc tốt cho sức khỏe, uống sữa đậu nành có tác dụng làm đẹp da, dưỡng ẩm, dưỡng trắng, giúp chống lão hóa. Đây là những ưu điểm tuyệt vời mà sữa đậu nành mang lại cho người dùng.

Uống sữa đậu nành không đường sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đồng thời, kết hợp với tập thể thao rèn luyện sức khỏe tại nhà với máy chạy bộ, xe đạp tập giúp đốt cháy mỡ thừa bên trong cơ thể.

Tốt cho tim mạch

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, trong sữa đậu nành chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng, có khả năng ngăn ngừa hiện tượng máu tích tụ tạo khối (blood clotting). Bên cạnh đó, còn làm giảm các chứng bệnh về tim mạch, huyết áp, tắc nghẽn động mạch vành và tai biến mạch máu dẫn đến đột quỵ.

nên uống sữa đậu nành khi nào

Uống sữa đậu nành tốt cho hệ tim mạch

2. Nên uống sữa đậu nành khi nào tốt nhất?

Mặc dù uống sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhưng nên uống sữa đậu nành khi nào để phát huy hết công dụng của nó.

Theo nhà dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, bạn có thể uống sữa đậu nành bất kỳ lúc nào trong ngày. Tốt nhất là vào 2 thời điểm:

  • Uống sữa buổi sáng thức dậy: bạn nên dùng cùng bữa sáng, bởi lúc này cơ thể chúng ta sẽ dễ dàng hấp thu các chất trong sữa, có lợi cho quá trình tiểu tiện và đại tiện vào sáng sớm.
  • Uống tối trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng: vào thời điểm này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa, ngoài ra nó còn giúp kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.

3. Cách uống sữa đậu nành như thế nào cho đúng?

Chắc hẳn bạn đã biết được nên uống sữa đậu nành khi nào là tốt nhất cho sức khỏe rồi đúng không?  Vậy uống sữa đậu nành như thế nào cho đúng?

Cách uống sữa đậu nành

  • Các bác sĩ khuyên rằng nên uống sữa đậu nành đã được nấu chín kỹ. Vì đậu nành sống có chứa các chất không có lợi cho sức khỏe như saponin hay trypsin. Do đó, nếu dùng sữa đậu nành chưa chín sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, thậm chí dẫn đến ngộ độc.
  • Nên uống sữa đậu nành khi nào thì đáp án là không nên uống sữa đậu nành trong lúc bụng đang đói. Bởi lúc này, dạ dày rỗng sẽ không thể chuyển hóa được protein trong sữa, đặc biệt lưu ý điều này đối với trẻ em.
  • Khi uống sữa đậu nành nên ăn kèm thêm tinh bột.
  • Có thể uống sữa đậu nành kèm với món điểm tâm có chứa tinh bột như bánh bao, bánh mì, bánh ngọt. Nhờ đó, các chất dinh dưỡng trong đậu được hấp thu tốt hơn.

nên uống sữa đậu nành khi nào

Uống sữa đậu nành đúng cách tốt cho sức khỏe

Các loại thực phẩm kỵ với sữa đậu nành

  • Không nên uống sữa đậu nành với các thực phẩm như: đường đỏ, trứng, cam, quýt… Nếu sử dụng đường đỏ cùng với sữa đậu nành sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của đậu nành và gây khó tiêu, bởi đường đỏ có nhiều acid hữu cơ hơn.
  • Trứng và sữa đậu nành đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng kết hợp lại thì trypsin trong sữa phản ứng với protein trong trứng, làm giảm đi đáng kể dinh dưỡng.
  • Cam, quýt có nhiều acid, nên khi kết hợp với sữa đậu nành sẽ tạo khối ở ruột, gây ra tình trạng đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Chỉ nên dùng cam, quýt sau hoặc trước 1 tiếng khi uống sữa.

Những đối tượng sau đây cũng không nên uống sữa đậu nành

  • Người có thể chất hư hàn: Đậu nành có tính hàn, cho nên những người có thể chất hàn không nên uống tránh bệnh nặng thêm. Các triệu chứng biểu hiện như hay tiêu chảy, tiểu đêm nhiều, ợ chua, ợ hơi, chướng hơi, đầy bụng, di tinh.
  • Người có đường ruột không tốt: Sữa đậu nành có thể gây đầy hơi, chướng bụng nên những người có đường ruột không tốt không nên sử dụng. Hoặc những người bị viêm dạ dày cũng không nên dùng, vì thành phần sữa đậu nành chứa chất kích thích dạ dày tiết acid, sẽ làm bệnh nặng hơn.
  • Người bị bệnh gout: Trong sữa đậu nành có chứa Purin, nếu purine không được chuyển hóa hoàn toàn, từ đó tích tụ lại gây nên các triệu chứng gout nặng hơn.
  • Người điều trị bệnh có sử dụng thuốc kháng sinh: Sau khi uống thuốc kháng sinh 1 tiếng thì hãy uống sữa đậu nành. Nếu thời gian uống gần quá, sữa sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Những người đang sử dụng thuốc kháng sinh không nên uống sữa đậu nành

  • Người bị ung thư vú, ung thư tử cung và buồng trứng: Những người bị mắc các bệnh này khi uống sữa đậu nành có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Vì trong sữa đậu nành có chứa phytoestrogen, hoạt động như nội tiết tố nữ estrogen.
  • Người bị sỏi thận: Người bị sỏi thận không nên uống sữa đậu nành. Bởi lượng canxi trong máu khi kết hợp với oxalat trong sữa tạo thành sỏi, không tốt cho người bị sỏi thận.
  • Người thiếu kẽm: Chất pectin và saponin hormone trong sữa đậu nành sẽ làm cản trở cơ thể hấp thu kẽm.
  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật: Sữa đậu nành dễ gây tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu. Do đó những người có sức khỏe yếu hay vừa mới phẫu thuật không nên dùng, vì lúc này các cơ quan như dạ dày, gan, thận còn yếu.
  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên chú ý khi uống sữa đậu nành vì dễ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và bé. Và chỉ nên dùng lượng thích hợp hoặc khi thật sự cần thiết.

Bảo quản sữa đậu nành

Không nên để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt, vì ở nhiệt độ ấm vi khuẩn trong sữa sẽ dễ sinh sôi. Khi sữa đậu nành được nấu chín, khoảng 3 đến 4 tiếng sau sữa sẽ biến chất, không dùng được nữa. Nếu bạn vẫn sử dụng sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.

Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm nguồn kiến thức về việc nên uống sữa đậu nành khi nào là tốt cho sức khỏe nhất. Những bạn đang trong quá trình giảm cân có thể kết hợp sữa đậu nành không đường với tập thể thao rèn luyện sức khỏe tại nhà với máy chạy bộ, xe đạp tập.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây