Ngâm chân với nước muối có tác dụng gì? Bí quyết pha nước muối ngâm chân

0
587

Bàn chân được xem là trái tim thứ 2 của con người, bởi nó chứa nhiều dây thần kinh và cả phản xạ não. Việc chăm sóc cho đôi bàn chân được khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. một trong những cách đơn giản nhất là ngâm chân nước muối. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về phương pháp ngâm chân này trong bài viết dưới đây.

1. Ngâm chân nước muối có tác dụng gì?

Xóa tan mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy cơ thể thường xuyên không được khỏe mạnh thì hãy ngâm chân với nước muối để giúp thư giãn. Điều này còn làm ấm cơ thể từ bên trong, giúp máu lưu thông tốt hơn và làm tinh thần thoải mái.

ngâm chân nước muối

Ngâm chân với nước muối giúp xua tan mệt mỏi

Bổ thận và chống lão hóa

Các thành phần trong muối sẽ được tiến sâu vào thận và tim khi bạn ngâm chân. Điều này mang lại tác dụng bổ thận, lưu thông khí huyết và chống lão hóa. Đặc biệt, bạn nên ngâm chân vào lúc 9h tối là thời điểm giúp bổ thận tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh về thận thì không nên dùng phương pháp ngâm chân này sẽ làm chân bị sưng phù.

Ngủ ngon hơn

Những người ở độ tuổi trung niên thường gặp các vấn đề về giấc ngủ, nếu ngâm chân nước muối đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp có được một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp ngâm chân này, bạn có thể kết hợp phương pháp day huyệt Dũng tuyền, giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường chuyển hóa, giúp cơ thể khôi phục thể lực, làm đầu óc thư giãn, dễ chịu và cải thiện giấc ngủ.

Trị cảm cúm

Khi thời tiết lạnh, cơ thể bạn sẽ dễ bị cảm, thay vì dùng thuốc, bạn có thể chọn cách ngâm chân nước muối. Phương pháp này giúp trừ hàn khí ở chân và trị cảm cúm hiệu quả. Nếu trường hợp bạn bị cảm nặng thì có thể kết hợp dùng thêm thuốc, giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.

ngâm chân nước muối

Ngâm chân bằng nước muối trị cảm cúm

Giảm đau do viêm khớp

Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp, viêm khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi… nên dùng phương pháp ngâm chân bằng nước muối. Bởi trong muối chứa thành phần có tác dụng giúp cân bằng cơ thể, kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các xương khớp theo cơ chế nóng giãn, lạnh co cục bộ.

Làm ấm cơ thể

Vào mùa lạnh, nhiều người thường gặp phải trình trạng chân lạnh, dẫn đến khó chịu. Tuy nhiên, nếu ngâm chân bằng nước ấm sẽ thúc đẩy tuần hoàn máy, giúp cơ thể ấm hơn.

Trị bệnh ngoài da

Muối được biết đến là nguyên liệu giúp chăm sóc da tốt nhất giảm viêm nhiễm, sát trùng, làm sạch da, giảm ngứa… Nếu bạn bị nấm móng, chỉ cần ngâm chân với nước muối sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.

ngâm chân nước muối

Trị bệnh ngoài da bằng cách ngâm chân với nước muối

Khử mùi hôi chân

Ngâm chân đều đặn sẽ giúp đôi chân bạn sạch sẽ và thơm tho hơn. Đặc biệt, bạn có thể kết hợp ngâm chân cùng với thảo dược, nước cốt chanh, phèn chua… giúp trị mùi hôi chân hiệu quả.

2. Cách làm nước muối ngâm chân

Để pha nước muối ngâm chân, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 1 muỗng canh muối hạt, 1,5 đến 2,5 lít nước ấm, 1 cái chậu hoặc bồn ngâm chân. Lưu ý, đối với dụng cụ ngâm chân, có một số loại có ngăn đựng muối riêng hoặc các loại thảo dược vô cùng tiện lợi, mang lại hiệu quả massage. Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị thêm một số thành phần khác như gừng, rượu, chanh… để cho vào ngâm cùng với muối.

Cách làm nước muối để ngâm chân như sau:

  • Bước 1: Cho nước ấm khoảng 40 đến 50 độ C vào chậu.
  • Bước 2: Hòa tan 1 muỗng canh muối hạt vào bên trong chậu nước ấm. Nếu bạn muốn sử dụng cách làm nước muối gừng ngâm chân thì có thể thêm một vài lát gừng vào chậu nước ấm.
  • Bước 3: Cho chân vào ngâm khoảng 15 – 20 phút.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm lau khô chân.

Cách làm nước muối ngâm chân

3. Nên ngâm chân với nước muối trong bao lâu?

Thời gian để ngâm chân nước muối tốt nhất là 9 giờ tối. Đây là thời điểm mà thận yếu nhất trong ngày, do đó cần được chăm sóc kịp thời, giúp làm ấm cơ thể và khí huyết được lưu thông tốt hơn. Bạn chỉ nên ngâm chân từ 20 đến 30 phút là đủ.

Bên cạnh đó, bạn nên ngâm chân phải ngập trong nước qua mắt cá chân. Đặc biệt không được ngâm chân khi ăn no, bởi điều này sẽ là ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng không nên ngâm chân lúc bụng đói hay vừa ăn vừa thực hiện ngâm chân.

Trong quá trình ngâm chân, bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần được thoải mái. Đối với những người mắc bệnh tim, huyết áp thấp, hay bị chóng mặt thì không nên ngâm chân nước muối, bởi nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sau khi ngâm chân, bạn nên lau khô chân rồi mới đi ngủ.

Với những chia sẻ phía trên của chúng tôi về cách ngâm chân nước muối vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ghế massage tại nhà để giúp cơ thể được thư giãn, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, từ đó làm giảm bớt những căng thẳng và mệt mỏi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây