Những ngọn núi lửa nguy hiểm bậc nhất trên thế giới

0
1652

Núi lửa luôn là một trong những nỗi ám ảnh của nhân loại bởi sức công phá tự nhiên của nó. Đặc biệt một vài ngọn núi phun trào gây nên hàng loạt các thiệt hại về người và của khó có thể khôi phục lại. Sau đây là 4 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới.

1. Núi lửa Krakatoa

Krakatoa là một hòn đảo núi lửa tọa lạc giữa đảo Java và đảo Sumatra, Indonesia. Ngọn núi để lại nhiều dự chấn khi lần tỉnh giấc gần nhất vào năm 1883, sức mạnh của ngọn núi này gấp 13000 lần so với một quả bom nguyên tử. Âm thanh của ngọn núi khi phun trào lan xa đến hàng nghìn km.

Có thể thấy mức độ nguy hiểm khi một ngọn núi lửa tức giận là người dân lân cận gần như chết ngay lập tức bởi những trò đỏ rực. Không chỉ gây nên sức ảnh hưởng ở trên mặt đất, núi lửa phun trào góp phần tạo ra cơn siêu sóng thần cuốn người dân ra khỏi biển. Dự kiến có khoảng 36000 người đã tử nạn do thảm họa thiên nhiên này. Trong khi đó đảo Krakatoa đã bị chìm xuống đáy đại dương

Đến năm 1927, người ta lại thấy một hòn đảo mới mọc lên tại đúng vị trí của đảo Krakatoa. Sau khi theo dõi, người ta nhận thấy hòn đảo phun dung nham vào không khí.

Núi lửa
Núi lửa Krakatoa

Xem thêm:

2. Núi lửa St. Helen

Đã ngủ yên hơn 120 năm, ngọn núi St.Helen được dự kiến sẽ phun trào vào năm 1980. Thời điểm đó, con người có đến 2 tháng để chuẩn bị cho sự kiện thảm họa tự nhiên này. Khởi đầu cho chuỗi thảm họa là động đất có cường độ 5.1 độ richter được ghi nhận đã tạo nên vụ nổ bên cạnh sườn núi St.Helen.

Sau vụ nổ, một phần của núi bị sạt lở, cùng lúc đó trọ bụi nóng và dung nham phụt lên với tốc độ đáng kinh ngạc khoảng 480km/h. Dung nhan lan xa đến 24km. Cột khói hình nấm tạo ra sau cuộc phun trào có chiều cao đến 26km đủ để phủ kín cả ba bang.

Tại khu vực gần đó, thành phố Spokane chìm trong bóng tối bởi bụi mịn trong không khí. Khi mưa rơi xuống, người dân ở các bang lân cận thấy những giọt nước đen và mịn. Sau thảm họa tự nhiên tất nhiên không thể thiếu thương vọng, đã có 57 người chết và hàng trăm động vật đã chết vì bụi. Tổng diện tích rừng bị hủy diệt sau cuộc phun trào lên đến 320km2.

3. Tambora

Năm 1815, núi lửa Tambora hoạt động trở lại và gây ra một thảm họa tự nhiên khiến con người không thể tưởng tượng được. Núi hoạt động với chỉ số phun trào ở mức 7, mức gần như tối đa trong chỉ số phun trào núi lửa. Vụ phun trào này đã khiến cả hòn đảo Sumbawa của Indonesia và một phần khu vực lân cận chìm vào trong bóng tối.

Cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn được xem là thảm họa phun trào dung nham mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Những dòng sông nham thạch đã nhanh chóng làm chết 10,000 người. Cùng lúc đó tro, bụi và khí SO2 bay vào khí quyển tạo nên những ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Tính thêm tổng số thiệt hại về mạng người do phun trào dung nham, tro bụi, sống thật cùng bệnh tật và đói kém thì con số đã lên đến hàng chục nghìn.

Thảm họa Tambora đã gây không ít tác động tiêu cực đến toàn thể giới. Chẳng hạn bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm nhanh chóng. Mặc dù đã một năm sau đó, nhiều quốc gia ở phía bên kia bán cầu vẫn bị chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như Châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè hay mùa màng tại Canada và Mỹ bết bát.

4. Núi lửa Mauna Loa

Một núi lửa khác nằm trong danh sách là Mauna Loa. Ngọn núi này nằm ở bang Hawaii của Mỹ. Nó cũng được xem là ngọn núi lửa lớn nhất thế giới. Ngoài ra ngọn núi còn gây ấn tượng với con người bởi nó có đỉnh cao lên đến 4175m. Đây cũng là nguyên nhân con người tại đây đặt tên cho ngọn núi là Mauna Loa (nghĩa là Núi Dài).

Tần suất hoạt động của Mauna Loa vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Từ năm 1843, ngọn núi này đã phun trào tổng cộng 33 lần. Lần cuối Mauna Loa phun trào là vào năm 1984. Núi Mauna Loa chiếm phân nửa diện tích đảo Big Island của Hawaii và nắm giữ khoảng 85% khối lượng của tất cả các đảo tại nơi này.

Núi lửa
Núi lửa Mauna Loa

Núi lửa phun trào bao giờ cũng gây nên tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người. Mặt khác nó còn thúc đẩy hình thành sóng thần và một số hệ lụy khác. Trên đây là các ngọn núi lửa có sức công phá lớn mỗi khi phun trào, hi vọng rằng bạn đã tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho mình. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây