Sa mạc lâu đời nhất trên thế giới bạn đã biết hay chưa?

0
1792

Sa mạc là nơi ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất đối với loài người. Cho đến nay, nó vừa được xem là địa điểm du lịch hấp dẫn vừa là tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Bạn đã biết đến 2 sa mạc lâu đời nhất trên thế giới này chưa?

1. Sa mạc Sahara

Sahara đã có tuổi thọ khá lâu đời, khoảng 7 triệu năm. Đây là sa mạc lớn nhất tại khu vực Bắc Phi với tổng diện tích là 9.200.000km². Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 của nhà sinh vật học Zhongshi Zhang và cộng sự, Sahara có thể đã xuất hiện từ 7 triệu năm trước.

Phía bắc Sahara tiếp giáp với dãy núi Atlas và Địa Trung Hải. Phía Nam giáp Sudan và thung lũng sông Niger. Phía tây Sahara giáp với Đại Tây Dương và phía Đông là Biển Đỏ và Ai cập. Được biết điểm cao nhất tại Sahara chính là đỉnh núi Emi Koussi. Độ cao của núi được đo là khoảng 3415m so với mực nước biển. Đỉnh núi này là một núi thuộc dãy Tibesti.

Trước đây Sahara đã từng là một khu vực ẩm ướt hơn so với tình trạng khô cằn như ngày nay. Nơi này đã từng có một hệ sinh thái phát triển tại đây. Tuy nhiên ngày nay, ngoài trừ thung lũng sông Nin, và một số ít nơi khác như khu vực gần Địa Trung Hải, vùng cao nguyên phía Bắc là có thể trồng trọt thì gần như không thể canh tác được.

Cho đến thời điểm hiện tại, Sahara vẫn giữ kỉ lục là sa mạc nóng nhất và lớn nhất thế giới. Nó bao phủ hầu hết khu vực Bắc Phi. Nhiều người vẫn tin rằng sự hình thành sa mạc là từ các cồn cát, song thực tế Sahara cũng như nhiều sa mạc khác hình thành bởi các cao nguyên cằn cỗi.

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, sở dĩ đất tại Sahara không thể kết dính được bởi lượng nước quá ít. Điều này khiến đất trở thành bụi mịn. Nhiệt độ nóng bức góp phần tạo nên những cơn gió và lớn hơn là những cơn bão bụi. Con người đã ghi nhận trận bão bụi lên đến hàng nghìn km kéo dài liên tục suốt 12 tiếng. Được biết độ dài của cơn bão bụi ước tính có thể gần sánh ngang với chiều dài của Việt Nam.

Sa Mạc Lâu Đời Nhất
Sa mạc Sahara

Xem thêm:

2. Sa mạc Namib

Sa mạc Namib có tuổi thọ lâu đời nhất lên đến 55 – 80 triệu năm. Namib có một điểm đặc trưng hết sức dễ nhận biết là những vòng tròn kỳ lạ xuất hiện gây ra nhiều tranh cãi cho các nhà khoa học. Được biết các vòng tròn có thể đạt được đường kính từ 2 – 20m. Hiện nay con đường có các vòng tròn kỳ lạ kéo dài đến 1800km.

3. Sa mạc Gobi

Sa mạc Gobi thậm chí còn có lịch sử hình thành còn lâu đời hơn Sahara, cụ thể là 10 – 45 triệu năm. Gobi nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc và miền Nam Mông Cổ. Ước tính diện tích của sa mạc nằm khoảng 1295000km².

Được mệnh danh là 1 trong những sa mạc lớn nhất thế giới và là trái tim của Mông Cổ. Gobi vẫn thu hút được lượng lớn khách du lịch tham quan mỗi năm. Biên độ nhiệt ngày và đêm tại Gobi khá chênh lệch. Thông thường nhiệt độ của nó có thể dao động thấp đến -40 độ F vào mùa đông và 122 độ F vào màu hè. Đa số lượng mưa ở Gobi đã bị chặn bởi dãy Himalaya.

Các nhà khoa học giải thích cho nguồn gốc của gobi là nhờ vào sự hình thành của dãy núi Hy Mã Lạp Sơn và cao nguyên Tây Tạng. Lượng mưa bị chặn khiến dòng nước cạn kiệt khiến tình trạng sa mạc hóa của sa mạc vẫn còn tiếp diễn.

Bỏ qua khía cạnh về du lịch, đối với các nhà khảo cổ học, đây là mảnh đất màu mỡ các dấu tích lịch sử với các hàng động hóa thạch chứa xác các loài động vật thời tiền sử. Nhiều nơi còn phát hiện được các dụng cụ bằng đa của người thời tiền sử niên đại lên đến hàng trăm nghìn tuổi.

Mặt khác, người ta vẫn tìm thấy nước tại các cồn cát và bãi đá tại khu vực này. Thực tế bên dưới sa mạc vẫn là các mạch nước ngầm và các dòng sông chảy dọc sa mạc.

Sa Mạc Lâu Đời Nhất
Sa mạc Gobi

Có thể thấy trên thế giới có rất nhiều sa mạc, tình trạng sa mạc hóa đang dần biến trái đất trở nên khô cằn hơn. Con người đã và đang có những kế hoạch để cải thiện tình trạng trên. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây