Sông Nin và câu chuyện về chiếc nôi nền văn minh Ai Cập cổ đại

0
9663

Sông Nin huyền thoại là dòng sông của sự sống bảo vệ cho mảnh đất Ai Cập đầy huyền bí. Nơi đây cũng là nguồn cảm hứng của những câu chuyện thần thoại Ai Cập đầy thú vị. Tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết về dòng sông này.

1. Sông Nin – Chiếc nôi nền văn minh Ai Cập cổ đại

Nhắc đến Ai Cập không ai không biết đến Kim tự tháp Ai Cập lớn nhất, tượng Nhân sư huyền bí, và cả những câu chuyện thần thoại xoay quanh những vị thần Ai Cập cổ đại đầy bí ẩn. Nền văn minh sông Nin của Ai Cập cổ luôn khiến người khác không thể không bị thu hút bởi sự hấp dẫn về mặt tâm linh của nó.

Thực tế, một số chi tiết trong các câu chuyện thần thoại đã được các nhà khảo cổ học tìm ra không ít bằng chứng chứng minh. Hầu như những câu chuyện thần thoại và sự kiện lịch sử của Ai Cập đều bắt nguồn từ con sông Nin, quả đúng là báu vật vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người Ai Cập.

Sông Nin
Sông Nin Ai Cập- Chiếc nôi nuôi dưỡng nền văn minh cổ đại

Sông Nin bắt nguồn từ Burundi với độ dài lên đến 6.853 km chạy qua tổng cộng 11 nước. Sông chảy qua lãnh thổ Ai Cập rồi đổ ra biển Địa Trung Hải. Nói cách khác Ai Cập là quốc gia cuối cùng mà sông chảy qua trước khi đổ ra biển. Trước khi phát hiện ra con sông dài nhất thế giới là Amazon, sông Nin được mệnh danh là con sông dài nhất thế giới.

Sông Nile được người Ai Cập mệnh danh là dòng sông của sự sống. Chính nền văn minh Ai Cập là minh chứng hùng hồn nhất cho ý nghĩa cho to lớn của dòng sông này. Nó đã mang nguồn sống đến Ai Cập và bảo vệ mảnh đất này cho đến bây giờ.

Nguồn nước dồi dào Sông Nile đã mang lại sự sống hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại – niềm tự hào của toàn nhân loại. Giữa cái khắc nghiệt của thiên nhiên, là gió, là cát, sông Nin xuất hiện và nhanh chóng trở thành một biểu tượng trong những câu chuyện thần thoại của người Ai Cập.

Trước đây điều kiện tự nhiên tại Ai Cập không phù hợp để định cư nếu không có sự hiện diện của sông Nin. Hàng năm vào mùa lũ, nước sông sẽ dâng lên. Đây là thời điểm được nhiều người chờ đợi nhất trong năm vì nước mang theo một lớp phù sa đen màu mỡ giúp cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.

Nhờ có nước sông Nin, vùng đất khô cằn của Ai Cập không còn chịu ảnh hưởng của sự xói mòn, xâm lấn của sa mạc. Ngoài ra, nước sông là nguồn nước ngọt lớn nhất cung cấp đủ nước sinh hoạt và nông nghiệp cho người Ai Cập. Nhờ đó họ có thể định cư lâu dài trên mảnh đất này.

Vai trò của sông Nin đối với Ai Cập vô cùng lớn vì nó không chỉ mang ý nghĩa to lớn hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại từ hàng ngàn năm trước. Mà sông Nin còn đóng góp phần to lớn khi mang trong mình giá trị văn hóa vô cùng lớn. Từ trước đến nay, sông Nin đã trở thành một biểu tượng đại biểu cho sự phát triển của người Ai Cập.

Vì sao Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin? Trong tín ngưỡng người Ai Cập cổ đại, sông Nin được xem là một vị thần linh thiêng. Hàng năm, họ đều tổ chức lễ hội sông Nin với hy vọng bày tỏ lòng biết ơn và thành kính đến con sông. Không chỉ vậy, dòng chảy của dòng sông ngày đã trở thành nguồn cảm hứng cho những câu truyện thần thoại xoay quanh các vị thần Ai Cập cổ đại.

Sông Nin
Sông Nin được xem như một vị thần Ai Cập

2. Truyền thuyết về lễ hội Sông Nin

2.1. Truyền thuyết về thần Osiris

Sông Nin gắn liền với nhiều câu chuyện bí ẩn, những truyền thuyết về các vị thần Ai Cập cổ đại, trong đó câu chuyện nổi tiếng nhất là về sự ra đời của thần Osiris. Chuyện kể rằng khi thần Osiris chào đời, từ bên trong một đền thờ linh thiên bên bờ Sông Nin đã có một giọng nói kỳ lạ vang lên: “Osiris, vị vua nhân từ và vĩ đại đã được sinh ra để mang lại hạnh phúc cho nhân gian.”

Theo phong tục của hoàng tộc thời Ai Cập cổ, khi Osiris trưởng thành, kết hôn với em gái mình là Isis và lên ngôi cai trị tối cao của Ai Cập. Chính ông và vợ đã tìm ra lúa mì và lúa mạch rồi từ đó dạy cho người dân Ai Cập cách tận dụng phù sa phì nhiêu ở hai bên bờ sông Nile để trồng cây lương thực. Sau khi có được lương thực, Osiris dạy người dân cách làm thức ăn chế biến từ lúa mạch.

Từ khi nguồn lương thực ổn định, người dân đến định cư ngày càng đông. Từ đó Osiris nghĩ ra luật lệ và đạo lý rồi từ đó phổ cập cho người dân để mang lại cuộc sống hòa hợp hơn. Đồng thời ông tạo ra giá trị tinh thần bằng cách sáng tạo ra âm nhạc và thơ ca.

Không phải ai cũng biết ơn trước những thành tựu của Osiris, đơn cử là Seth. Seth là người em trai của ông nhưng lại rất ghen ghét và luôn tìm cách hãm hại Osiris. Một ngày nọ, Seth nghĩ ra kế hãm hại Osiris, ông cho người đóng một cái hòm cực kì đẹp mắt. Kích thước của hòm này hoàn toàn vừa khít với số đo của Osiris. Sau đó ông tổ chức bữa tiệc lớn âm mưu mưu hại Osiris.

Khi mọi người còn đang hân hoan trong buổi tiệc, Seth sai người mang chiếc hòm cho quan khách chiêm ngưỡng. Ai cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của nó. Set nói rằng: “Ta sẽ tặng báu vật này cho người nào nằm vừa nó nhất.”

Nghe đến đây ai cũng muốn thử nhưng chỉ có duy nhất Osiris là vừa với hòm này nhất. Seth vui sướng khi âm mưu mình đã thành công, ngay lập tức hắn niêm phong cái rương rồi nhốt Osiris bên trong và ném xuống sông Nin.

Isis ở nhà không thấy chống trở về thì cảm nhận được điềm xấu. Nàng biết rằng Seth lúc nào cũng đố kị với anh trai, tuy vậy Osiris vẫn không để ý. Sau nhiều ngày nàng quyết định đi tìm chồng.

Hỏi ra mới biết chồng mình bị Seth âm mưu giết chết bằng một chiếc hòm rồi thả trôi sông. Isis hỏi những đứa trẻ đang chơi đùa bên sông, chúng trả lời rằng có tìm thấy một chiếc hòm trôi dạt trên sông. Nàng cứ đi mãi đi mãi, cuối cùng cũng biết được hướng trôi của chiếc hòm chứa xác chồng.

Cuối cùng nàng cũng tìm được chiếc rương trôi dạt trên sông Nin rồi mang về Ai Cập cất giấu tại một nơi bí mật. Song như vậy vẫn chưa đủ để tránh được tai mắt của Seth. Hắn nhanh chóng phát hiện ra được tung tích chiếc hòm của Osiris nhờ vào đàn chó.

Lần này Seht cướp lấy rương từ tay Isis rồi xé xác anh trai mình thành 14 mảnh rồi đi rải khắp sông Nin. Thế nhưng lúc này một vị thần dưới sông Nin tên là Sobek đã bắt gặp một mảnh xác cuối cùng của thần Osiris và ăn chúng. Điều này làm thần không thể quay trở lại cuộc sống như bình thường nữa.

Nhưng sông Nin đã cứu sông Osiris và mang lại cho ông một cơ thể bất từ. Từ đó Osiris được hồi sinh và trở thành vị thần cai quản toàn bộ sông Nin rộng lớn. Ngoài ra khả năng hồi sinh của ông cũng mang lại danh hiệu vị thần cai quản cõi chết.

Hàng năm, Osiris vẫn đều đặn điều khiển dòng nước sông Nin dâng cao mang càng nhiều phù sa màu mỡ cho người dân Ai Cập. Từ đó mỗi lần đến mùa lũ, người Ai Cập đều có mùa màng tươi tốt, có lương thực dồi dào. Dòng nước sông Nin cũng giúp Ai Cập thoát khỏi tình trạng bị sa mạc hóa. Để tỏ lòng kính trọng dành cho thần Osiris người dân tại đây đều tổ chức lễ hội sông Nin.

Sông Nin
Truyền thuyết về sự ra đời và hồi sinh của thần Osiris

Vào cuối năm 2016, một nhóm các nhà khảo cổ học từ Tây Ban Nha và Ý đã kết hợp với các quan chức Ai Cập đã khai quật ra được một lăng mộ. Nhiều người khẳng định đây là ngôi mộ của vua Osiris. Kiến trúc của lăng mộ khá phức tạp và thông với nhau bằng nhiều đường hầm.

Ngôi mộ đã mở ra nhiều thắc mắc và bí ẩn dành cho giới nghiên cứu khảo cổ, song nổi bật nhất trong đó là chiếc rương được tìm thấy dưới lăng mộ. Mặc dù thông tin khai quật vẫn chưa được công bố, song theo quan điểm của một số người bởi thần Osiris đã từng mang hình hài con người, vì vậy đây rất có thể là thân xác con người của ông.

Các nhà khảo cổ cũng khẳng định rằng, dù chiếc rương chứa thân xác thịt của vị thần Osiris huyền thoại có phải là sự thật hay không thì cũng không ảnh hưởng đến sự tìm tòi học hỏi của giới khảo cổ. Tin chắc rằng lăng mộ ẩn chứa còn nhiều bí mật lớn hơn khó có thể nói. 

2.2. Truyền thuyết về nữ thần Aixirong

Bên cạnh truyền thuyết về sự vĩ đại của thần Osiris, người dân Ai Cập còn lưu truyền một số truyền thuyết khác về sông Nin chẳng hạn như câu chuyện của nữ thần Aixirong.

Chuyện kể rằng vào một hôm, chồng của nàng Aixirong đi chơi thì bất ngờ gặp nạn và bị chết. Nữ thần vô cùng đau đớn, khóc lóc thảm thiết. Lúc này nước mắt của nàng trút xuống như mưa làm dâng ngập cả hai bên bờ của dòng sông Nin. Để khiến nữ thần giảm bớt đau thương, người ta đã ca hát vỗ về rất nhiều.

Cuối cùng nữ thần cũng cảm động và ngừng khóc. Từ những nơi mà nước sông Nin đi qua từ trên mặt đất đều rộ hé mầm non, làm xuất hiện các cây lương thực. Chính vì lý do đó, mỗi khi nước sông Nin dâng cao là người ta lại mừng vui ca hát mừng cho một mùa bội thu.

Thực ra, ngày hội trên sông Nile trở thành ngày hội lớn mang tính truyền thống của người Ai Cập nhờ vào mối liên hệ mật thiết giữa con sông và đời sống văn minh của họ.

Nhờ biết tận dụng sự màu mỡ của đất đai, Ai Cập nhanh chóng phát triển về nông nghiệp. Chính điều này đã khiến khu vực Ai Cập trở thành khu vực tập trung đông dân cư nhất với nền kinh tế phát triển nhất trong lịch sử Châu Phi.

Cư dân nơi đây vẫn luôn nhớ ơn sông Nin, vì vậy hàng năm một lần, họ lại bày tỏ tình cảm khi mừng sông Nin dâng nước.

Sông Nin
Truyền thuyết về nữ thần Aixirong khóc tang chồng

Nền văn minh Ai Cập đã đi vào hồi kết, song không vì vậy mà sông Nin khô kiệt dần. Nó vẫn hiện diện tại đó như một chứng nhân lịch sử. Cùng với sông Nin những câu chuyện thần thoại vẫn luôn được lưu truyền đến nhiều thế hệ về sau. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây