Tết Nguyên Tiêu và truyền thuyết xuất hiện ngày Tết

0
1160

Tết nguyên tiêu (Rằm Tháng Giêng) được xem là một trong những dịp lễ trọng đại của người dân châu Á nói chung. Tại một số nước, tên ngày lễ này có sự thay đổi như tại Trung Quốc, nó có tên là ngày lễ hội cổ truyền hay tại Việt Nam là tết Thượng Nguyên.

Tết nguyên tiêu là ngày lễ trọng đại đối với mỗi người dân châu Á. Nhiều người quan niệm rằng “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, thực tế đây cũng chính là suy nghĩ của nhiều người. Thời gian bắt đầu ngày tết vào khoảng giữa đêm 14 đến nửa đêm 15 của tháng Giêng âm lịch.

1. Truyền thuyết Tết nguyên tiêu và con thiên nga

Theo một tích xưa kể về câu chuyện của một con thiên nga. Thiên nga vốn là một loài vật trên trời được Ngọc Hoàng hết sức yêu quý. Một ngày, thiên nga bay từ thiên đình xuống hạ giới để rong chơi. Không may thay, thiên nga yêu dấu của Ngọc Hoàng đã bị một người thợ săn bắn chết.

Cớ sự đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, người tức giận và lập tức sai quân lính trừng phạt tất cả muôn loài ở hạ giới. Thế là một đội thiên binh thiên tướng được phái xuống để thiêu rụi cả mặt đất không cho bất kì loài nào sống. Ngày hôm ấy là ngày 15 tháng giêng.

Việc này vấp phải nhiều phản đối của nhiều vị thần trên thiên đình. Họ cho rằng trừng phạt của Ngọc Hoàng là quá khắt khe và nặng nề, vì vậy những vị thần bí mật xuoogns hạ giới và giúp đỡ chúng sinh thoát nạn. Cách vị thần mách nhỏ người dân dưới hạ giới treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để đánh lừa Ngọc Hoàng. Nhờ đó mà loài người và các sinh vật khác dưới hạ giới mới thoát được con giận dữ của Ngọc Hoàng.

Kể từ ngày đó, vào mỗi ngày 15 tháng giêng hàng năm, người dân chọn ngày này làm ngày Tết nguyên tiêu với tục treo lồng đèn trong ngày này. Người người nhà nhà quây quần bên nhau cùng nấu cỗ, bày tiệc và sụm họp để mừng cho một năm mới đầy may mắn và bình an, đồng thời cũng tỏ lòng biết ơn đối với vị ân nhân của mình năm nào.

Kéo theo đó là sự phát triển rực rỡ trong sản xuất các loại đèn lồng, giờ đây bạn có thể thấy đủ các loại đèn lồng với nhiều loại hình khác nhau được treo vào ngày Tết nguyên tiêu.

Xem thêm:

2. Sự tích về cô cung nữ Nguyên Tiêu

Ngoài tích về Ngọc Hoàng trừng phạt hạ giới vì giết chết con thiên nga của mình, dân gian còn lưu truyền một câu chuyện từ thời Tây Hán. Tích kể loại rằng, các cung nữ trong cung mỗi khi đến dịp tết đều mong muốn trở về đoàn tụ cùng gia đình nhưng vì cung cấm nghiêm ngặt không ai có thể ra ngoài. Thế là một cung nữ trong số đó tên Nguyên Tiêu đã nhảy xuống giếng kết liễu cuộc đời.

Lúc bấy giờ có một viên thần thân cận của vua Hán Vũ Đế tên là Đông Phương Sóc đi ngang qua và cứu sống cung nữ. Sau khi nghe cung nữ thuật lại nỗi lòng của mình cũng như nhiều cung nữ khác, ông quyết định bày một kế này cho họ.

Ông làm ra một bàn quẻ bói tiên đoán rằng ngay đúng ngày 16 tháng Giêng, kinh thành sẽ bị lửa thiêu bởi hoả thần. Quẻ bói làm kinh động người dân tại kinh thành, thế là ông đem việc này tâu lên vua tìm cách thoát nạn.

Hán Vũ Đế nghe vậy vội vàng triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách ứng phó với vấn đề này. Biết hoàng đế đã bị mắc lừa, ông giả vờ đắn đo suy nghĩ sau đó đưa ra một kế sách làm bánh để dụ dỗ thần lửa không thiêu cháy kinh thành. Ông còn ra lệnh cho người dân trong thành phải treo đèn lồng đỏ để đánh lừa thần.

Sau khi biết Nguyên Tiêu có tài làm bánh, Hán Vũ Đế nhanh chóng giao nhiệm vụ cho nàng với hi vọng có thể dụ dỗ thần lửa. Sau khi cung nữ thành công lừa được thần lửa, hoàng đế đã cho phép nàng về đoàn tụ cùng gia đình.

Cũng từ đó, món bánh nàng cung nữ làm ra được đặt tên là bánh trôi. Vào mỗi ngày rằm tháng giêng người dân đều tổ chức ngày tết nguyên tiêu.

Ngoài ra còn có một tích khác về ngày tết nguyên tiêu là tích của Hán Văn Đế. Vào thời Tây Hán, Hán Văn Đế lên ngôi vào đúng ngày rằm tháng giêng. Đây là một ngày trọng đại và được đích thân hoàng đế gọi là tết nguyên tiêu. Vào ngày lễ này, người dân tổ chức lễ hội hoa đăng.

Trong quá trình diễn ra ngày lễ, vua cũng xuất cung để đi dạo với người dân. Người dân trong thành treo lồng đèn đủ kiểu dáng để người ngắm nhìn. Về sau tập tục này được duy trì và trở thành một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc.

Tóm lại đằng sau tết nguyên tiêu có rất nhiều sự tích, truyền thuyết đầy hư ảo mang đậm văn hóa tâm linh của người châu Á đặc biệt là người Trung Quốc. Vào những ngày này, người dân thường sum vầy bên nhau nhìn lại một năm đã qua và cùng ăn bữa cơm gia đình. Đến nay truyền thống này vẫn được giữ gìn và trở thành một nét đẹp trong nền văn hóa Á Đông. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây