Tại sao thành Babylon lại bị hủy diệt trong quá khứ?

0
2015

Babylon là một trong những nền văn minh cổ đại lâu đời nhất với lịch sử bắt nguồn thậm chí đến khoảng 5000 năm. Sức ảnh hưởng của nền văn hóa Babylon ảnh hưởng lớn đến sự hình và phát triển các quốc gia sau này. Tại sao thành Babylon lại bị hủy diệt?

1. Khái quát về thành Babylon cổ đại

Thành Babylon nằm ở vùng bình nguyên Lưỡng Hà (ngày nay chính là lãnh thổ Iraq). Theo tiếng Hy Lạp, “Mesopotamia” (Lưỡng Hà) có thể hiểu là “vùng đất giữa hai con sông”.

Thuở bây giờ, theo nhiều ghi chép, vương triều cuối cùng của thành Babylon thậm chí từng tiêu diệt vương quốc của người Do thái cổ. Trong Sách Khải Huyền cũng có kể lại về sự kiện “Jerusalem bị vây hãm”.

Sự hùng mạnh của Babylon đã vươn lên một tầm mới dưới sự trị vì của vị vua thứ hai của vương triều này (Nebuchadnezzar II, 634 TCN – 562 TCN). Bản thân thành Babylon có hai lớp tường thành bao quanh hết sức kiên cố. Cộng thêm vị trí nằm sát con sông Euphrates, thành trở nên bất khả xâm phạm đồng thời được cung cấp một lượng lớn nước cho sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp. Lúc bấy giờ, đầy là thành phồn hoa nhất, kiên cố nhất của Trung Đông. Nó nhanh chóng trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng nhất khu vực này.

thành Babylon
Babylon cổ đại phát triển mạnh mẽ dưới sự trị vì của vua Hammurabi

Xem thêm:

2. Sự sụp đổ của thành Babylon

Mặc dù đã cố một thời gian trở nên hùng mạnh, vương quốc Babylon vẫn không tránh khỏi sự sụp đổ. Sau khi vua Hammurabi băng hà, những ông hoàng khách lên ngôi, thành Babylon nhanh chóng không thể duy trì được sự phát triển này.

Sau nhiều năm tồn tại, vương quốc ngày càng suy tàn và đỉnh điểm là cuộc xâm lược của đế chế Ba Tư. Vào năm 539 trước Công Nguyên, đế chế Ba Tư đã đặt dấu chấm hết cho sự sụp đổ của nền văn minh này. Song diễn biến của sự sụp đổ vẫn khiến nhiều học giả tò mò.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, thành Babylon sụp đổ do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là sự thiếu hụt nhân tài có khả năng trị vì đánh trận cùng như có đủ khả năng để nối dõi.

Do không có tài trị nước, các quốc vương của Babylon dần đánh mất đi sức sức mạnh và yếu thế hơn so với người đồng bạn đế chế Ba Tư. Trong lúc đó Ba tư nổi lên như một thế lực quân đội đáng gờm. Người đứng đầu của đế chế Ba Tư lúc bấy giờ là Cyrus đại đế đã tiến hành chinh phạt Babylon.

Sự sụp đổ của Đế chế Babylon huy hoàng chỉ trong một đêm

Vào khoảng trước năm 540 trước Công Nguyên, đế chế Babylon lớn mạnh đến nỗi không có bất kì một đạo quân nào đánh chiếm được Babylon. Thành Babylon vẫn đứng sừng sững kiên cố trước những sức mạnh quân sự đó.

Trước khi vương quốc sụp đổ, vị vua của Babylon đã mơ về một giấc mơ tương lai tiên đoán trước về kết cục. Giấc mơ báo hiệu cho vua Belshazzar rằng “vị vua của các vị vua” sẽ gây nên sự sụp đổ của Babylon. Cuối cùng giấc mơ đã trở thành sự thật khi “vị vua trong các vị vua” chính xác là Cyrus Đại Đế.

Sự kiêu ngạo khiến Babylon thất thủ

Lúc bấy giờ, vào năm 583 TCN, Ba Tư trở thành một thế lực khiến ai ai cũng e dè. Theo một bia khắc hình chữ nêm, có thể thấy rằng quân đội của Cyrus tiến vào thành Babylon mà “chẳng cần đánh”.

Điều này đặt dấu chấm hỏi cho các nhà khảo cổ học, tại sao quân lính của Babylon không làm gì để bảo vệ thành?

Sau khi thành Babylon thất thủ, nơi này xảy ra ngày càng nhiều các cuộc bạo loạn vào chính thức được dẹp yên vào năm 478 TCN. Sau sự kiện chinh phạt thành Babylon, Cyrus đại đế đã thả tự do cho các nô lệ trong thành bao gồm cả người Do Thái.

thành Babylon
Sự sụp đổ của Babylon vẫn còn chứa đựng nhiều ẩn số

Sau cuộc chinh phạt, nhiều người Do Thái xem ông như đại diện cho Chúa Trời để giải thoát cho họ. Tuy nhiên Cyrus vẫn luôn mong muốn được khôi phục lại thành Babylon, song ý định này vẫn chưa được thực hiện thì ông đã băng hà vào cuối thế kỉ IV.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây