Trà đạo Nhật Bản – Tinh hoa văn hóa xứ sở hoa anh đào

0
2237

Trà đạo được xem như một biểu tượng văn hóa của đất nước Nhật Bản. Nó chứa đựng những tập tục văn hóa, nếp sống cũng như bao triết lý tinh thần của dân tộc Nhật Bản. Trà Đạo Nhật Bản là một nét đẹp tinh hoa văn hóa vô cùng đặc sắc của người Nhật. Hãy cùng tìm hiểu trà Đạo Nhật Bản ngay sau đây.

1. Nguồn gốc

Trà đạo là một nét văn hóa điển hình của người Nhật cổ, phát triển mạnh từ cuối thế kỷ XII. Nguồn gốc của trà đạo Nhật Bản bắt nguồn từ một truyền thuyết thú vị.

Vào một ngày nọ, có một vị cao tăng tên là Eisai (1141-1215) đi du học bên Trung Quốc trở về và mang theo một loại bột màu xanh mà hiện nay nhiều người gọi là Matcha. Lúc đầu, Matcha không được làm đồ uống mà nó được dùng như một loại thuốc, sau đó mới trở thành một loại đồ uống vô cùng xa hoa, chỉ có giới quý tộc, thượng lưu mới có thể được sử dụng.

Cũng trong giai đoạn này, các quy tắc trong một buổi tiệc trà cũng được quy định gắt gao trong giới Samurai, là một giai cấp thống trị của Nhật Bản lúc bấy giờ. Cho đến thời của nhà sư Sen no Rikyu, nguyên là một thương gia vô cùng giàu có, ông là người đã sáng lập và hoàn thiện nghi lễ uống trà một cách chuẩn mực.

trà đạo nhật bản

Trà đạo được xem là loại hình nghệ thuật của người Nhật

Cho đến giai đoạn 1603-1868, cuối thời Edo, Trà đạo Nhật Bản trở thành một thứ đặc quyền dùng cho nam giới. Đến đầu thời Meiji thì phụ nữ mới được chính thức tham gia tiệc trà. Nhờ vào lợi ích thư giãn tinh thần cũng như hương vị trà có sức hấp dẫn đặc biệt mà càng thu hút nhiều người nhật đến với thú vui tao nhã thưởng trà mỗi ngày hơn. Không những thế mà trà đạo Nhật Bản còn được kết hợp với Thiền của Phật giáo nhằm nâng cao nghệ thuật thưởng thức hơn nữa.

Dần dần, từ một thú vui tao nhã của người Nhật xưa mà loại hình này ngày càng phát triển trở thành Trà đạo (茶道), trở thành một tinh hoa văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào này.

Trà đạo không chỉ đơn thuần là việc uống trà thư giãn. Mà để chuyển từ việc uống trà lên thành trà đạo là trải qua một quá trình không ngừng nghỉ của con người Nhật Bản. Qua đó mà Trà đạo trở thành một hình thức nghệ thuật sống của dân tộc. Thông qua trà đạo, người Nhật Bản còn muốn được hòa mình vào thiên nhiên, tiếp nhận những nguồn năng lượng thuần khiết nhất, thanh tẩy tâm hồn, tu tâm dưỡng tánh mà đi lên theo con đường Đạo trên tinh thần Phật giáo.

Xem thêm:

Những nguyên tắc cơ bản của trà đạo Nhật Bản là Hòa – kính – Thanh – Tịch:

  • Hòa là sự hài hòa giữa tự nhiên và con người, sự hòa hợp giữa người pha trà cùng các dụng cụ pha trà, tất cả như hòa quyện lại là một. Ta là nó và nó cũng là ta, như chính bản thân mình tự tạo ra sự bình yên và thanh tịnh cho tâm hồn mình.
  • Kính là chỉ sự kính trọng, biết ơn đối với người khác, đối với thời gian và cuộc đời. Biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho ta những lá trà, nguồn nước để có thể tạo ra một ly trà thơm như vậy, thiện hiện sự tri ân đối với cuộc sống xung quanh ta. Đó là tâm thế biết ơn.
  • Thanh là sự thanh nhàn, thản nhiên, yên tĩnh, là sự thanh tịnh và bình yên trong chính tâm hồn. Đây là tâm thế của việc sống trong hiện tại, không còn nghĩ về quá khứ cũng không còn hướng về tương lai. Tất cả đều ngưng đọng lại ở hiện tại, của sự chấp nhận mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình.
  • Tịch là sự tĩnh lặng, mang đến cho con người một cảm giác yên tĩnh và vắng vẻ. Từ đó mà ta có được một cái tâm bình lặng nhất. Tịch cũng là trạng thái mà ta tiến vào bên trong chính ta, lắng nghe được tiếng nói khao khát của chính mình, để hiểu được mình.

Nếu hiểu rộng thêm nữa thì trà đạo Nhật Bản là một con đường mà con đường đó dẫn chúng ta đến nơi mà “Trà vừa ngon vừa không ngon”. Có nghĩa là vẫn có nhiều thứ mà một con người cần rèn luyện, học tập. Mà trà đạo chủ trương không dựa dẫm vào người khác mà dạy cho ta cách tự làm chủ bản thân mình. 

2. Đặc điểm trà đạo Nhật Bản

2.1. Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà

Như đã nói, Trà đạo không chỉ đơn thuần là việc uống trà thư giãn. Mà để chuyển từ việc uống trà lên thành trà đạo là trải qua một quá trình không ngừng nghỉ của con người Nhật Bản. Qua đó mà Trà đạo trở thành một hình thức nghệ thuật sống của dân tộc. Thông qua trà đạo, người Nhật Bản còn muốn được hòa mình vào thiên nhiên, tiếp nhận những nguồn năng lượng thuần khiết nhất, thanh tẩy tâm hồn, tu tâm dưỡng tánh mà đi lên theo con đường Đạo trên tinh thần Phật giáo.

Những nguyên tắc cơ bản của trà đạo Nhật Bản là Hòa – kính – Thanh – Tịch. “Hòa” là sự hài hòa, cân bằng, hòa quyện vào nhau. “Kính” là sự kính trọng, một tâm thế biết ơn đối với cuộc sống này. “Thanh” là thanh nhàn, thanh tịnh trong tâm hồn, sống cho hiện tại. “Tịnh” là yên bình, tiến vào bên trong để lắng nghe bản thân.

Nếu hiểu rộng thêm nữa thì trà đạo Nhật Bản là một con đường mà con đường đó dẫn chúng ta đến nơi mà “Trà vừa ngon vừa không ngon”. Có nghĩa là vẫn có nhiều thứ mà một con người cần rèn luyện, học tập. Mà trà đạo chủ trương không dựa dẫm vào người khác mà dạy cho ta cách tự làm chủ bản thân mình. 

2.2. Không gian thưởng thức

Với người Nhật, Trà đạo như một hình thức uống trà thư giãn, giải trí trong bầu không gian yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên, cả người chủ lẫn khách đều dùng trà đạo để hướng đến sự bình yên trong tâm hồn và hòa hợp với thiên nhiên.

trà đạo nhật bản

Trà đạo được tổ chức tại không gian thiên nhiên trong lành

Không gian thưởng thức trà đạo Nhật Bản được gọi là trà thất được bày biện đơn giản, khô ráo, thoáng mát với không khí ấm áp. kho khách đến thì sẽ được đưa qua một dỹ phòng để đến với phòng chờ. 

Qua đó, sao khi được phục vụ với 1 tách nước nóng, khác sẽ được đưa ra khu vườn để đến với trà thất. Vườn trong khuôn viên trà đạo luôn được chú trong với những nét độc đáo riêng, nhưng có một điểm chung là đều mang lại sự yên bình, thanh tịnh.

Để vào phòng trà, khách cần phải rửa tay bằng vòi nước trong vườn. Chủ nhà sẽ trong bộ Kimono truyền thống bắt đầu cúi mình để đón tiếp một cách tinh tế, nhã nhặn và lịch sự nhất ở trước cửa. Lối vào phòng trà lúc nào cũng sẽ thấp hơn, vậy nên cần cúi mình để đi qua. Điều này là thể hiện sự cung kính và khiêm tốn của con người.

Một buổi thưởng trà đạo Nhật Bản thường sẽ kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ. Trước khi thưởng trà, khác sẽ được phục vụ một chiếc bánh ngọt với hình dáng và màu sắc sẽ tùy vào các dịp lễ hay các mùa trong năm. Đấy là điểm thú vị đối với một buổi tiệc trà của người Nhật. Chẳng hạn, mùa thu thường bày bánh có hình Momiji (lá đỏ), mùa xuân thì bánh có hình Sakura (hoa anh đào)…Và trong thời gian khách thưởng thức bánh thì chủ nhà sẽ chuẩn bị các bước pha trà. 

2.3. Những nguyên tắc cầu kỳ trong trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản là một trong những hình thức thưởng trà một cách cầu kỳ và chú trọng hình thức nhất. Tiêu chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong nghệ thuật trà đạo đó là nước pha trà. Qua đó mà nước pha trà cần phải giữ trong bình thủy tinh cách nhiệt hoặc sẽ nấu với một ấm kim khí không đậy nắp đun trên bếp than yếu nhằm giữ nước ở khoảng từ 80 -90 độ C.

Khi chủ nhà pha trà, dụng cụ pha trà cũng như tách uống trà phải được tráng qua bằng nước sôi nhằm khử trùng và giữ ấm dụng cụ. Sau đó thì lau bằng khăn khô trước khi rót trà ra. 

Trước khi cho trà vào ấm thì người chủ pha trà thường phải ngửi trước nhằm phân biệt các loại trà với nhau. Sau đó thì căn cứ vào số lượng người thưởng trà để lựa chọn cách pha trà sao cho phù hợp nhất nhằm đảm bảo vị trà không quá loãng cũng không quá đặc. Yêu cầu về thành phẩm chén trà cũng cần phải đảm bảo những yếu tố cả về hương, vị và sắc.

Rót trà cũng được xem là một nghệ thuật trong trà đạo Nhật Bản cần phải tuân theo quy tắc thứ tự 1 – 2 – 3 – 4. Tùy vào loại tách mà rót trà thích hợp, tách lớn tầm 70ml thì rót lần đầu khoảng 30ml. Sau đó thì rót ngược lại theo thứ tự 4-3-2-1 mỗi lần 20ml. Nếu cộng tổng cộng thì tách trà rót khoảng 50ml.

Việc rót trà có chừng mực là để đảm bảo chất lượng chén trà ở cùng một trạng thái như nhau. Người rót trà cần phải để ý xem màu sắc của nước trà, dùng mũi để ngửi mùi hương. Qua đó mà có thể biết được độ đậm nhạt của trà được rõ ràng hơn.

Còn với người thưởng trà thì có những yêu cầu đó là cần phải tỏ ra khiêm tốn là kính trọng, nhà trà bằng 2 tay. Người uống trà đặt tách trà lên lòng bàn tay trái, dùng tai còn lại khẽ xoay chén trà 2 lần để nhìn ngắm những hoa văn trong chén trà. 

Sau đó, hãy uống 3 ngụm trà thật từ tốn, khi uống  phải chép miệng hoặc thở “khè” với ý đang thưởng thức và khen ngợi một ly trà ngon đến từ gia chủ. 

Qua đó mà yêu cầu người tham gia thưởng trà đạo Nhật bản cần phải có những kiến thức nền tảng về việc thưởng trà cũng như các nguyên tắc cơ bản đối với trà đạo. Hơn nữa, họ cần có những kiến thức nghệ thuật vì khi ăn bánh, thưởng trà, cả khách lẫn chủ nhà sẽ đàm đạo về thơ ca, văn chương hay hội họa hoặc đàm đạo về cuộc sống này…

Sau bữa chính thì chủ nhân sẽ tiếp tục phục vụ trà nhạt (usucha), nhằm loại bỏ dư vị và chuẩn bị cho khách tâm lý về lại với thế giới trần tục này. 

Nhìn chung, trà đạo không chỉ là việc uống trà mà còn hơn thế nữa. Nó là một thú vui thư giãn và cũng là một loại hình nghệ thuật chứa đựng những ý nghĩa sâu xa của cuộc đời này. Thông qua đó mà con người có thể thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời thông qua những tách trà của trà đạo Nhật Bản, một nét đẹp tinh hoa văn hóa dân tộc của người Nhật.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây