Trí tuệ nhân tạo và sự thống trị trên mọi lĩnh vực thế giới

0
1256

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đang dần được nhiều người quan tâm và ứng dụng nhiều hơn. Vậy trí tuệ nhân tạo là gì? Chúng bao gồm những loại nào? Và được ứng dụng hàng ngày như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về lĩnh vực này.

1. Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) còn gọi là trí thông minh nhân tạo, là khả năng của máy tính (hoặc robot được điều khiển bởi máy tính) thực hiện các nhiệm vụ thường thấy ở con người. Những nhiệm vụ này đòi hỏi trí thông minh, óc sáng suốt của con người như học tập, giải quyết vấn đề.

Trí tuệ nhân tạo là một phân nhánh rộng lớn của khoa học máy tính (Computer Science). 

AI sử dụng máy học (Machine Learning) để bắt chước trí thông minh của con người. Máy tính phải học cách phản ứng với một số hành động nhất định. Bằng cách sử dụng các thuật toán và dữ liệu lịch sử để tạo ra một thứ gọi là mô hình xu hướng. Sau đó, các mô hình xu hướng sẽ bắt đầu đưa ra các dự đoán. 

Chính vì thế AI có thể bao gồm mọi thứ. Từ các thuật toán tìm kiếm của Google, tới Watson của IBM hay vũ khí tự trị. Công nghệ AI đã biến đổi khả năng của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Cho phép con người tự động hóa các nhiệm vụ tốn thời gian trước đây. Và có được những hiểu biết sâu sắc chưa được khai thác về dữ liệu của họ thông qua nhận dạng mẫu nhanh chóng.

Trí tuệ nhân tạo nhằm mô phỏng bằng máy tính về hành động thông minh của con người” M. Minsky – nhà khoa học Mỹ về nhận thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

2. Phân loại trí tuệ nhân tạo 

Dựa trên khả năng bắt chước các đặc điểm của con người, công nghệ chúng sử dụng, các ứng dụng trong thế giới thực và lý thuyết về tâm trí. Công nghệ trí tuệ nhân tạo được chia thành 3 loại:

  • Trí tuệ nhân tạo hẹp (Artificial narrow intelligence – ANI), có khả năng trong phạm vi hẹp;
  • Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Artificial general intelligence – AGI), sánh ngang với khả năng của con người;
  • Siêu trí tuệ nhân tạo (Artificial superintelligence – ASI), có khả năng hơn con người.

2.1 Trí tuệ nhân tạo hẹp (ANI)

Là loại duy nhất thành công cho đến nay. AI hẹp hướng tới mục tiêu thực hiện các tác vụ đơn lẻ như nhận dạng khuôn mặt/giọng nói, trợ lý giọng nói, lái xe ô tô hoặc tìm kiếm trên internet. Và chúng rất thông minh trong việc hoàn thành nhiệm vụ cụ thể mà chúng đã được lập trình để thực hiện.

Mặc dù chúng thông minh là thế nhưng vẫn có một số ràng buộc và hạn chế. Chính vì thế ta gọi là AI hẹp/yếu. Trí tuệ nhân tạo hẹp không thể bắt chước hay tái hiện lại trí thông minh con người. Chúng chỉ mô phỏng hành vi dựa trên các thông số và trong bối cảnh hẹp.

Khả năng nhận giọng nói và ngôn ngữ của trợ lý ảo Siri – Apple, công cụ đề xuất các sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng của bạn hay nhận dạng tầm nhìn ô tô tự lái,… Tất cả các hệ thống này được dạy để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể.

Xem thêm:

Ví dụ về AI hẹp: 

  • Google Tìm kiếm
  • Siri của Apple, Alexa của Amazon, Cortana của Microsoft và các trợ lý ảo khác.
  • Watson của IBM
  • Phần mềm nhận dạng hình ảnh/khuôn mặt
  • Công cụ dự đoán và lập bản đồ dịch bệnh
  • Robot bay không người lái
  • Bộ lọc thư rác/công cụ giám sát mạng xã hội cho nội dung nguy hiểm
  • Đề xuất nội dung giải trí hoặc tiếp thị dựa trên hành vi xem/nghe/mua
  • Ô tô tự lái

2.2 Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI)/AI mạnh/AI sâu

Trí tuệ nhân tạo tổng hợp là khái niệm về một cỗ máy có trí thông minh tổng hợp bắt chước trí thông minh, hành vi của con người. Chúng có khả năng học hỏi và áp dụng trí thông minh của nó để giải quyết bất kỳ vấn đề nào. AI tổng hợp có thể suy nghĩ, hiểu và hành động trong bất kỳ tình huống nào mà thậm chí ta còn không phân biệt được với con người.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa đạt được trí tuệ nhân tạo tổng hợp. Để thành công, ta phải tìm ra cách làm cho máy móc có ý thức và lập trình đầy đủ khả năng nhận thức. Từ đó, máy móc không chỉ làm việc hiệu quả trong các nhiệm vụ đơn lẻ mà còn đạt được khả năng áp dụng kiến thức, kinh nghiệm vào hàng loạt các vấn đề khác nhau.

Trí tuệ nhân tạo tổng hợp sử dụng lý thuyết về khung AI (theory of mind AI framework). Nghĩa là máy móc không sao chép hay mô phỏng con người, mà chúng được huấn luyện để hiểu con người.

Fujitsu là một trong những siêu máy tính nhanh nhất, cũng là một trong những nỗ lực đáng chú ý nhất trong việc đạt được AI tổng hợp. Tuy nhiên, nó mất đến 40 phút để mô phỏng một hoạt động thần kinh nên vẫn còn rất xa để tiến đến AI tổng hợp.

2.3 Siêu trí tuệ nhân tạo (ASI)

Siêu trí tuệ nhân tạo là AI giả định không chỉ bắt chước hoặc hiểu được trí thông minh và hành vi của con người. Mà đây còn là nơi máy móc tự nhận thức và vượt qua khả năng của trí tuệ, khả năng của con người.

Khái niệm về siêu ASI không chỉ cho thấy sự phát triển giống với cảm xúc, trải nghiệm của con người mà chúng còn có thể gợi lên cảm xúc, nhu cầu, mong muốn của chính bản thân chúng.

Về mặt lý thuyết, siêu trí tuệ nhân tạo sẽ làm cực kỳ tốt hơn ta mọi mặt: toán, thể thao, khoa học, mối quan hệ tình cảm,… Chúng sẽ có bộ nhớ lớn, khả năng xử lý và phân tích nhanh hơn, do đó sẽ vượt trội hơn nhiều con người.

Nhưng nếu những sinh vật siêu thông minh biết tự nhận thức xuất hiện, chúng có khả năng tác động đến sự sống còn hay cách sống của chúng ta? Tất cả vẫn chỉ là suy đoán thuần túy.

3. Những ứng dụng AI gần gũi mà có thể bạn không nhận ra

AI hiện diện xung quanh chúng ta. Nếu bạn cứ liên tưởng mãi đến những chú robot có khả năng tự nhận thức như trên phim ảnh thì không hẳn đã đúng đâu. Sự thật là trí thông minh nhân tạo có rất nhiều ngay kế bên bạn và hoạt động hàng ngày.

3.1 Trò chuyện với chatbot

Sarah: ‘Xin chào, tôi có thể giúp gì cho bạn không?’

Không có Sarah nào cả, nó chỉ là một cái tên cho trí tuệ nhân tạo. “Sarah” được thiết kế và lập trình để tư vấn giúp bạn trên các trang web của thương hiệu nào đó. 

Trí tuệ của “Sarah” đến từ việc dùng ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing – NLP) để thực hiện các tác vụ như trả lời câu hỏi của bạn. Các bot này rất thông minh, chúng kết hợp kiến thức về những câu hỏi thường gặp của nhà sản xuất và lập trình cùng với những câu hỏi mà mọi người thường hỏi theo thời gian. Từ đó dựng nên một thư viện kiến thức khổng lồ. Ngay cả khi vượt quá khả năng giúp đỡ bạn, chúng cũng sẽ biết cung cấp địa chỉ liên lạc của nhà quản lý. 

3.2 Newsfeed của Facebook

Mỗi khi bạn thả like, haha, mặt buồn hay trái tim gì đi chăng nữa thì Facebook sẽ ghi nhận lại. Thuật toán trí tuệ nhân tạo của Facebook phân tích những nội dung nào khiến bạn vui hoặc buồn. Và nó sẽ tập trung xây dựng những nội dung mang lại cho bạn nhiều cung bậc cảm xúc. 

AI tìm hiểu về bạn và đẩy những nội dung mà nó nghĩ bạn sẽ nhấn vào hay tương tác lên đầu trang. Nó biết những người bạn tương tác và cho bạn xem nhiều hơn những gì họ chia sẻ. Nếu bạn không thích ảnh của một cô bạn nào đó, bạn không bao giờ like và có lẽ bạn sẽ ít thấy những bức ảnh đó hơn. 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo này được gọi là FBLearner Flow có thể tạo ra 6 triệu lần dự đoán mỗi giây.

3.3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Đôi khi nó được gọi là ‘dự đoán mua hàng’. Amazon dùng trí tuệ nhân tạo để gửi cho bạn những email giới thiệu các mặt hàng. Việc ứng dụng AI này dựa trên các lần mua hàng trước và lịch sử duyệt web của bạn. 

Về lý thuyết, nó thực sự là một biện pháp đôi bên cùng có lợi: Bạn cần những gợi ý theo nhu cầu, người mua cần bán.

Tất nhiên các hệ thống này không chỉ dựa vào trí tuệ nhân tạo đơn thuần. Nó còn có khoa học dữ liệu và nhiều hệ thống khác làm việc cùng nhau để đưa ra các dự đoán.

3.4 Trí tuệ nhân tạo trong trợ lý cá nhân ảo

Siri, Genie và Cortana là trí tuệ nhân tạo. Chúng sử dụng nhận diện giọng nói và giao diện ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để trả lời câu hỏi, đưa ra các đề xuất và thực hiện hành động thông qua dịch vụ internet của bạn. 

Bạn càng sử dụng, chúng sẽ thông minh hơn. Chúng sẽ nhận ra giọng nói và phương ngữ của bạn tốt hơn. Kết quả là việc tìm kiếm ngày càng hiệu suất và trở nên cá nhân hóa với bạn. 

3.5 Trò chơi điện tử

Lấy ví dụ Call of Duty – một loạt game thuộc thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất. Bạn không đứng một mình ở đó đâu mà còn có những người lính khác giúp bạn chiến đấu. Thực ra là những thuật toán trí tuệ nhân tạo đang giúp bạn. AI ‘hiểu’ môi trường của mình, ‘nghe’ âm thanh của kẻ thù, ẩn nấp, sử dụng chiến lược chiến đấu và có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ người chơi.

Tương tự như các trò chơi thể thao khác. Thường là bạn chỉ kiểm soát một nhân vật, vậy còn phần còn lại thì sao? Chúng cũng là trí tuệ nhân tạo. Chúng học phong cách của bạn, sau đó thích nghi với hành động và chiến thuật của bạn.

3.6 Giao dịch bất thường

Nếu ngân hàng nghi ngờ có hoạt động bất thường hoặc gian dối xảy ra với tài khoản của bạn, họ nhanh chóng thông báo cho bạn. Nhưng không phải bạn nhận được mail thông báo từ nhân viên nào đó, bạn nhận từ công nghệ AI của ngân hàng thông qua các thuật toán ở hội sở. 

Mà bởi vì là trí tuệ nhân tạo nên nó luôn mạnh mẽ và an toàn hơn theo thời gian.

Các ngân hàng đã áp dụng các thuật toán cho các mẫu dữ liệu khổng lồ. Từ đó có thể so sánh giữa các hoạt động gian lận và không gian lận. Tuy nhiên, công nghệ này không chỉ dựa vào mỗi trí tuệ nhân tạo không.

3.7 Ngôi nhà thông minh tích hợp

Ví dụ này có vẻ hơi xa lạ, nhưng chúng ta cũng đã thấy rất nhiều trên quảng cáo hay facebook phải không?

Trí tuệ nhân tạo biết lúc nào bạn rời khỏi nơi làm việc, chúng sẽ cho bạn biết tình hình giao thông lúc đó và có thể mở sẵn hệ thống sưởi của bạn để nhiệt độ đạt mức tối ưu ngay khi bạn bước vào cửa. 

Hệ thống chiếu sáng AI sẽ bật và tắt khi bạn vào và ra khỏi phòng. Chúng sẽ đáp ứng các lệnh bằng giọng nói hay thậm chí là cảm nhận được tâm trạng và sẽ làm mờ hoặc sáng đèn cho các hoạt động khác nhau.

Có lẽ lúc này bạn đang dùng một ứng dụng của AI để đọc bài này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại trí tuệ nhân tạo, những ứng dụng trong cuộc sống và tiềm năng trong tương lai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây