Vai trò du lịch bãi biển trong chiến lược biển Việt Nam

0
1278

Với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3200km, sở hữu hàng loạt các bãi biển lớn nhỏ, Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch biển. Dự kiến đến năm 2030, ngành du lịch biển đảo của Việt Nam sẽ thu hút lượng lớn khác du lịch quốc tế.

1. Phát triển sản phẩm du lịch bãi biển và đảo

Căn cứ theo nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, tính đến năm 2030 tầm nhìn 2045, du lịch trở thành ngành kinh tế chủ chốt. Đồng thời nghị quyết chỉ ra rằng thúc đẩy du lịch vùng đảo, đảo xa bờ và các bãi biển tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế biển.

Với lợi thế đường bờ biển dài và trên 125 bãi biển đẹp, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc phát triển du lịch biển. Các bãi biển đẹp được trải dài từ Bắc tới Nam với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt nhiều bãi biển Việt Nam được xếp hạng bãi biển đẹp trên thế giới.

Ngoài ra bên cạnh các bãi biển đẹp, Việt Nam có gần 50 vùng vịnh lớn nhỏ với nhiều vịnh được nhận nhiều sự quan tâm và ưu ái của giới truyền thông nước ngoài như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô,… Thêm vào đó Việt Nam có đến 2772 đảo lớn nhỏ ven bờ. Trong số các đảo này, các đảo gần vịnh Hạ Long chiếm đa số. Những hòn đảo Việt Nam mang lại cho người ta những ấn tượng sâu sắc với những hình thù kỳ lạ.

Bên cạnh đó, biển đảo Việt Nam được đánh giá khá cao về độ đa dạng sinh học. Được biết tài nguyên sinh vật của Việt Nam hết sức phong phú với các vườn quốc gia như quần đảo Cát Bà, Bái Tử Long, 6 khu dự trữ sinh quyển nằm ở rừng ngập mặn Cần Giờ,Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng, vùng biển đảo Kiên Giang, Cù Lao Chàm, và Vườn Quốc gia Cà Mau,…

Số lượng di tích lịch sử của Việt Nam cũng hết sức đa dạng và phong phú với 29 khu bảo tồn thiên nhiên biển. Ngoài ra dải ven biển, gần các bãi biển còn có đến hơn 1000 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng bởi nhà nước. Số lượng lễ hội truyền thống và các làng nghề cũng được thống kê lên đến 150 – 200. Các tài nguyên du lịch bãi biển đang được khai thác và phát triển nhằm thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến các khu vực ven biển, bãi biển Việt Nam.

bãi biển

Việt Nam có lợi thế về các bãi biển đẹp dễ dàng phát triển du lịch biển

Theo tiến sĩ Đỗ Cẩm Thơ, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch, Tài chính – Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành du lịch biển đảo đã đóng góp khá nhiều vào sự phát triển kinh tế lên đến 60% tổng doanh thu du lịch của cả nước. Trong vòng 15 năm trở lại đây, mức tăng trưởng đến từ du lịch bãi biển, du lịch đảo tăng 24% mỗi năm.

Trong khi đó lượng khách du lịch đến thăm các khu vực bãi biển, ven biển có xu hướng tăng nhanh và ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại, lưu lượng khách du lịch bãi biển, đảo chiếm khoảng 70 – 80% tổng lưu lượng trên cả nước.

Theo thống kê, lượng khách du lịch nội địa chiếm khoảng 50% lượng khách toàn quốc. Có thể thấy sự đóng góp của du lịch biển có sức ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế biển. Nói cách khác, đây cũng là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu. Hoạt động này được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ bởi nó cung cấp dịch lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí, kích cầu tiêu dùng và xuất khẩu các loại hàng hóa lưu niệm và các loại thực phẩm mang tính lan tỏa trong đông đảo du khách.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của nhà nước và chính quyền địa phương là phát triển hệ thống sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, dịch vụ tham quan thắng cảnh biển hay các khu du lịch có quy mô tầm cỡ quốc tế, đồng thời xây dựng các khu giải trí cao cấp và bổ sung các sản phẩm du lịch thể thao.

Trên cơ sở nền tảng về lợi thế du lịch và cơ sở vật chất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung chi tiết định hướng phát triển du lịch bãi biển, đảo trên toàn quốc.

Theo khẳng định của nhiều chuyên gia, sự thu hút đầu tư phát triển trong thời gian gần đây đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các bãi biển, các khu nghỉ dưỡng ven biển đặc biệt là khu vực miền trung. Chính nhờ sự biến chuyển này mà diện mạo đô thị và tiềm lực cung ứng sản phẩm du lịch biển của những tỉnh ven biển cung có bước biến chuyển đáng kinh ngạc. Nhiều địa phương ven biển trước đây ít có tiềm năng trong phát triển kinh tế nay đã có sức bật nhanh chóng nhờ vào phát triển du lịch biển.

Các khu nghỉ dưỡng ven biển đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất và các dịch vụ cung cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân đến từ đối tượng mà các khu nghỉ dưỡng mong muốn hướng tới nhóm đối tượng khách du lịch nghỉ dưỡng, khách du lịch kết hợp với hội thảo,…

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đã được đảm bảo tiêu chuẩn nghề quốc tế có thể đáp ứng các tiêu chuẩn hội nhập một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, tại các địa phương, nguồn lao động được thu hút từ cộng đồng đã được thông qua đào tạo trên nhiều hình thức nhằm đáp ứng các kỹ năng nghề nghiệp tương ứng.

Xem thêm:

2. Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu

Với nguồn tài nguyên du lịch với những bãi biển đẹp và nhiều đảo, các khu vực nghỉ dưỡng tại miền Trung có đủ sức để cạnh tranh với các khu du lịch nổi tiếng thế giới khác như Ba Li (Indonesia); Pattaya, Phuket (Thái Lan); các khu du lịch biển của Malaysia, các bãi biển Tanjong, Siloso và Palawan trên đảo Sentosa (Singapore);…

Khi so sánh các sản phẩm du lịch biển Việt Nam với sản phẩm du lịch của một số nước khác trong cùng khu vực chẳng hạn như Thái Lan, Indonesia,…, ngành du lịch Việt Nam đã gặp nhiều bất lợi về cơ sở hạ tầng.

Theo thống kê, Thái Lan có 107 sân bay quốc tế và nội địa, 9 cảng biển quốc tế cho du lịch tàu biển, hơn 4.000 km đường sắt, 64.000 km đường cao tốc, hơn 370.000 km đường bộ, 4.000 km đường sông. Riêng Indonesia hiện có 10 sân bay quốc tế 4.500 km đường xa lộ, và 700 sân bay nội địa, 8 cảng biển quốc tế, 22.000 km đường biển.

Chỉ tính riêng du lịch bãi biển, Việt Nam chưa có cảng biển nào. Bên cạnh đó, ngân sách và năng lực xúc tiến du lịch Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất, công tác tổ chức và dịch vụ của các nước này cũng bỏ xa Việt Nam.

Có thể nói cảng biển là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với du lịch Việt Nam vì nó mang tính đột phá nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ một cách hoàn hảo và hấp dẫn hơn.

Lợi thế lớn nhất và cũng là sự khác biệt để phân biệt Việt Nam với bất kỳ các khu vực khác lân cận là phong cảnh đẹp và tính nguyên sơ của các khu du lịch bãi biển. Tại Miền Trung có các bãi biển tuyệt đẹp cùng với di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long cùng đảo Phú Quốc và Côn Đảo,… Những yếu tố này đã tạo nên những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí biển đầy triển vọng trong tương lai.

bãi biển

Một số bãi biển và vịnh được quốc tế đánh giá cao

Quá trình phát triển và ngày càng mở rộng các điểm đến du lịch, hoàn thiện các sản phẩm du lịch mới đã mang lại ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến khám phá. Nhiều tổ chức quốc tế, hãng lữ hành quốc tế hay các tạp chí quốc tế hàng đầu đã có nhiều sự đánh giá cao đối với các danh lam thắng cảnh tại Việt Nam tiêu biểu là Vịnh Hạ Long với 2 lần được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Theo khảo sát trên thị trường, có đến 70% du khách quốc tế chọn vịnh Hạ Long làm điểm đến trong các chuyến du lịch đến Việt Nam. Không chỉ vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô nằm trong top 30 vịnh đẹp nhất thế giới cũng có lượng khách du lịch gia tăng đáng kể. Nhiều bãi biển tại Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao như  Mỹ Khê (Đà Nẵng) được bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Tạp chí Du lịch Rough Guides của Anh đã dành nhiều lời khen ngợi và bình chọn Bãi Dài (đảo Phú Quốc – Kiên Giang) xếp hạng 13 thế giới về các bãi biển hoang sơ đẹp nhất. Tạp chí National Geographic của Mỹ gọi tên bãi biển Nha Trang vào danh sách 100 bãi biển đẹp nhất thế giới,…

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch vùng biển thành công phải là quá trình lên kế hoạch, xác định mục tiêu phát triển, từ đó xây dựng văn hóa biển từng bước xây dựng ngành du lịch biển Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

Để làm được điều này, ngành tập trung định hướng tuyên truyền, nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển, đây chính là tiền đề cho sự phát triển du lịch bãi biển bền vững.

Bên cạnh yếu tố tự nhiên, địa phương chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển dựa trên các lợi thế về tự nhiên nhằm hài hòa giữa yếu tố tự nhiên và phát triển du lịch. Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam đã hoàn thiện du lịch biển theo hướng du lịch cộng đồng vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các khu vực này ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc phát triển thương hiệu biển ở Việt Nam được xem là một thương hiệu quốc gia trong đó thương hiệu du lịch đóng vai trò quan trọng làm nên hình ảnh của cả quốc gia. Thông qua các hình ảnh du lịch, Việt Nam mong muốn mang hình ảnh của đất nước phổ biến trong phạm vi toàn thế giới từ đó mở rộng đầu tư phát triển ngành du lịch nước nhà.

bãi biển

Phát triển du lịch biển Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh đất nước

Để xúc tiến quảng bá, các biện pháp của Trung ương và địa phương phải đảm bảo sự phù hợp, tập trung và tận dụng thế mạnh của từng khu vực địa phương khác nhau. Hiện nay vịnh đẹp và các bãi biển của Việt Nam chính là động lực lớn nhất giúp góp phần nâng cao vị thế du lịch biển Việt Nam trong khu vực.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây