Văn Hóa Cồng Chiêng – Âm thanh của núi rừng đại ngàn

0
1339

Đối với những bộ tộc sống ở Tây Nguyên thì cồng chiêng là một đồ vật quan trọng, gắn liền với đời sống văn hóa và tâm linh của họ. Sau khi văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, nó càng thể hiện được giá trị của mình hơn nhất là với phát triển du lịch.

1. Văn hóa cồng chiêng

1.1 Theo tiếng gọi của cồng chiêng đại ngàn

Tháng 3 là tháng của lễ hội tại Tây Nguyên. Khoảng thời gian này, theo tiếng gọi của núi rừng đại ngàn mà hàng loại các du khách trong và ngoài nước đổ về nơi đây để chiêm ngưỡng, khám phá nét đẹp văn hóa của các đồng bào nơi đây.

Vì thế, vào tháng 3 hàng năm, tại thành Phố Buôn Ma Thuột, lễ hội Cà phê và Liên Hoan Văn Hóa cồng chiêng được diễn ra một cách náo nhiệt trước sự chứng kiến của nhiều người. Mùa này cũng được xem là mùa du lịch của vùng đất đỏ Bazan này.

Trước bầu không khí lễ hội đặc sắc của núi rừng, câu chuyện về nền văn hóa này cũng được bàn luận sôi nổi hơn cả. Có thể thấy, đây là một đồ vật quý giá, mang giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo và có một vị thế rất cao trong đời sống hằng ngày của các dân tộc tại đây. 

văn hóa cồng chiêng

Cồng chiêng là một đồ vật gắn bó mật thiết đối với người Tây Nguyên

1.2. Là di sản văn hóa được UNESCO công nhận

Quả thật, kể từ ngày mà Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì chúng ta mới có những cái nhìn mới và nghiên cứu sâu hơn về loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc này. Cho đến nay, đây vẫn là một đề tài vô cùng hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn hóa – dân tộc học cũng như thu hút các du khách từ khắp nơi đổ về núi rừng Tây Nguyên này để tìm hiểu nó.

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên được diễn ra đồng thời với Festival cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa của núi rừng Tây Nguyên nói riêng cũng như văn hóa Việt Nam nói chung. 

Qua đó mà vào mùa lễ hội, thành phố Buôn Ma Thuột bỗng trở nên sáng rực với ánh lửa bập bùng cùng những màn nhảy múa, hò hét cùng cồng chiêng xung quanh đống lửa. Khoảnh khắc ấy là vô cùng thiêng liêng đối với những người dân tộc nơi đây.

Xem thêm:

1.3 Là một đồ vật gắng liền với mỗi gia đình dân tộc Tây Nguyên

Cồng chiêng là một đồ vật không thể thiếu đối với dân tộc Tây Nguyên, dường như nó gắn bó suốt đời đối với họ, ngày từ khi họ chào đời cho đến khi họ mất đi, thì tiếng cồng chiêng vẫn là một thứ gì đó đầy thiêng liêng và ý nghĩa. Qua đó mà cồng chiêng có mặt ở hầu hết những dấu mốc trong cuộc đời của mỗi đứa con của núi rừng đại ngàn này như lễ đặt tên, lễ thôi nôi, lễ mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ cưới hỏi, đám tang hay lễ mừng tân gia…

Hơn thế nữa, cồng chiêng gắn liền một cách mật thiết đến đời sống tâm linh của họ, là một sợi dây kết nối giữa họ với thế giới thần linh, tạo cho họ cảm giác an toàn, được bảo hộ và ban phước lành. Từ đó mà họ có thể sống tích cực, chan hòa với thiên nhiên, với vũ trụ này hơn.

Cồng chiêng được xem như một loại nhạc khí đúc bằng hợp kim đồng nguyên chất, có điều kiện thì nhiều nhà đúc cồng chiêng bằng vàng, bạc hoặc với đồng đen nhằm thể hiện sự quyền quý, địa vị và giàu có của mình. Cồng là loại có núm ở chính giữa còn chiêng là loại không có núm. Cồng chiêng Tây Nguyên cũng có nhiều kích cỡ khác nhau với đường kính đa dạng từ 20 – 120cm tùy loại.

Cùng vì thế mà nghệ nhân Y Thim, một người lão làng trong văn hóa cồng chiêng đã từng khẳng định: Cồng chiêng được coi là cái hồn của người Ê Đê. Nó luôn có mặt trong các lễ hội lớn nhỏ hay trong những buổi sinh hoạt của dân tộc mình từ khi mới sinh ra cho đến khi lìa xa cõi đời này thì tiếng cồng chiêng vẫn luôn vang mãi, theo sát cuộc đời của mỗi con người ở Tây Nguyên này.

văn hóa cồng chiêng

Thứ tài sản vô giá của người Ê Đê tại Tây Nguyên

Như vậy, theo như những lời nói của nghệ nhân Y Thim thì cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ mà nó được xem như một kho báu, một thứ tài sản vô giá của người Ê Đê tại Tây Nguyên. Ở nơi đây, có nhà lầu, có xe hơi, có tiền mà không có cồng chiêng nào trong nhà thì chưa được xem là giàu. Có thể nói, giá trị mà nó mang lại còn hơn cả những thứ vật chất trong cuộc sống này.

Không chỉ là sự giàu có ngoài thực tế mà cồng chiêng thể hiện cho sự giàu có, thịnh vượng và đủ đầy trong tâm hồn của mỗi đồng bào sinh ra và lớn trên trên vùng đất đỏ Bazan này. Hiểu được điều đó cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của nó.

Cũng có lẽ vì thế mà người Ê Đê kính nể nghệ nhân Y Thim vì hiện tại ông sở hữu lên đến 20 bộ cồng chiêng quý giá và có giá trị lịch sử lâu đời.

Nói về nền văn hóa cồng chiêng tại Tây Nguyên thì không chỉ có mỗi Y Thim mà những bậc lão làng ở nơi đây là những người thông thái nhất, là người nắm giữ những tri thức về nền văn hóa núi rừng này. Tiêu biểu có thể kể đến già làng Y Tông Drăng, ông cho biết rằng ngày xưa, một chiếc cồng có giá trị bằng 2 con voi hoặc 7-8 con trâu to lớn và cồng chiêng quý đến nổi mà mọi người không bao giờ cho người khác mượn bao giờ.

Già làng của một buôn vừa là người thủ lĩnh cũng vừa lại người đại diện cho ý chí tâm linh của một buôn làng nào đó. Cũng vì thế mà tất cả những lễ hội lớn nhỏ trong thôn đều do già làng chủ trì. Người Tây Nguyên luôn quan niệm rằng, vạn vật đều có linh hồn và âm thanh của cồng chiêng như một yếu tố nhằm kêu gọi, kết nối với những điều siêu hình tồn tại xung quanh chúng ta. Vì thế mà mỗi khi có lễ cúng kiếng thì đều phải gõ cồng chiêng như một yếu tố tất yếu để kết nối vạn vật với nhau

1.3 Tiếng cồng chiên xua đuổi cái xấu

Tiếng cồng chiêng đối với người Tây Nguyên còn là âm thanh giúp xua đuổi cái xấu, những năng lượng tiêu cực, tạo sự bình yên và thanh tẩy môi trường xung quanh. Tiếng cồng chiêng vang lên, một con voi hung dữ cũng bỗng trở nên ngoan ngoãn, hiền dịu hơn bao giờ hết

Có thể thấy những điều kỳ bí về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn luôn hấp dẫn và cuốn hút như thế. Với mỗi buôn làng, mỗi vùng đất đều sẽ có những giai thoại riêng. Cũng vì thế mà đây cũng là một hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện truyền thuyết xử thi của vùng đất núi rừng đại ngàn này. 

2. Văn hóa cồng chiêng

2.1 Là một sản phẩm văn hóa – du lịch độc đáo của dân tộc

Nhờ có sự đặc sắc trong đời sống như thế mà cồng chiêng đã trở thành một sản phẩm văn hóa – du lịch độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và người Tây Nguyên nói riêng. Nó không chỉ là yếu tố kết nối những buôn làng và con người nơi đây mà còn là tiếng lòng của người Tây Nguyên vang lên giữa núi rừng đại ngàn mời gọi bạn bè khắp năm châu quy tụ về đây.

Cũng vì thế mà văn hóa cồng chiêng cũng trở nên quan trọng và rất có giá trị cho việc phát triển du lịch tại Việt Nam. Như trong Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh việc phát triển du lịch, khám phá văn hóa cồng chiêng đa dạng, bảo tồn và phát huy những giá trị tiêu biểu của nền văn hóa này. Cũng như các cơ quan chức năng cần phải ý thức được vai trò của văn hóa này đối với việc phát triển du lịch, văn hóa nước nhà. 

văn hóa cồng chiêng

Lễ hội văn hóa cồng chiêng được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh văn hóa

2.2 Lễ hội

Đặc biệt, nên đặt trọng tâm tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Qua đó mà ngoài việc chiêm ngưỡng những cảnh đẹp và khí hậu nơi đây thì các du khách cũng sẽ có cơ hội thưởng thức nét văn hóa cồng chiêng vô cùng đặc sắc này.

Hay với Lễ hội cà phê và Liên hoan văn hóa cồng chiêng được tổ chức hằng năm tại Buôn Mê Thuột cũng đang dần khẳng định vị thế của mình cũng như tăng cường quảng bá nền văn hóa cồng chiêng đến với bạn bè quốc tế gần xa.

Không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và Kiệt tác truyền khẩu của nhân loại trong năm năm 2005. Vậy nên, không gian văn hóa này được trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên đó là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông. Bao gồm nhiều dân tộc thiểu số sống tại vùng núi đại ngàn này đó là Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, H’Mông, Mạ…

Trong đó, một địa điểm du lịch cồng chiêng nổi tiếng đó là buôn Kô Sia. Từ ngày phát triển về du lịch mà đồng bào ở nơi đây cũng được cải thiện đáng kể. Hơn hết, buôn Kô Sia ngày nay phát triển rất mạnh về du lịch, ngày càng nhiều du khách đến khám giá nơi đây.

Mỗi tuần, buôn Kô Sia chào đón hàng chục đoàn du khách đến khám phá nét đẹp văn hóa cồng chiêng và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê. Mỗi đêm, trong ngôi nhà sàn dài của buôn, đều sáng rực với ánh lửa bập bùng, những chén rượu cần thơm ngát và đặc biệt là tiếng cồng vang lên giữa núi rừng khiến không gian trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Tiếng cồng chiêng huyền thoại không chỉ gói gọn giữa núi rừng Tây Nguyên này mà nó đã có thể vang lên khắp năm châu, đến với bạn bè quốc tế gần xa. Góp phần đưa nền văn hóa này sánh vai với các nền văn hóa khác trên thế giới. Cùng như là một lời mời gọi vô cùng quyến rũ của núi rừng Tây Nguyên, khiến du khách vô cùng thích thú tò mò mà phải đến khám phá nơi đây.

Có thể thấy những điều kỳ bí về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn luôn hấp dẫn và cuốn hút như thế. Với mỗi buôn làng, mỗi vùng đất đều sẽ có những giai thoại riêng. Điều đó vẫn sẽ luôn là một điều huyền bí đẹp đẽ trong mắt những du khách

Cũng vì thế mà cồng chiêng cũng là một hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện truyền thuyết xử thi của vùng đất núi rừng đại ngàn này. Có thể nói, đến với núi rừng đại ngàn này, ngoài những vẻ đẹp núi non hùng vĩ, trong xanh, bạn còn sẽ rất ấn tượng đối với nét văn hóa đặc sắc này. Hãy đến đây và cảm nhận điều đó nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây