Văn hóa Nhật Bản – Những nét đặc trưng mà bạn nên biết

0
1322

Văn hóa Nhật Bản là sự pha trộn giữa yếu tố truyền thống và hiện đại được đúc kết sau hàng nghìn năm phát triển. Nó độc, lạ và không hòa lẫn với bất kì nền văn hóa nào khác. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

1. Văn hóa trà đạo

Nghệ thuật là cốt lõi của Nhật Bản. Tại đất nước này, ngay cả những điều bình dị nhất như nấu ăn, ăn uống, cắm hoa, trồng cây,… người nhật đều không cho rằng đó là một việc làm thông thường. Thay vì hoàn thành nó một cách nhanh chóng, họ biến nó thành những môn nghệ thuật. Chính vì vậy sự tinh tế và khéo léo gần như trở thành nét đặc trưng cơ bản trong nền văn hóa Nhật Bản. Trà đạo cũng không nằm ngoài thói quen văn hóa này. Thưởng thức trà đạo ở xứ sở Phù Tang là cả một sự trải nghiệm đầy tinh tế và khéo léo. Dần dần trà đạo trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản mà ai ai cũng biết.

Về nguồn gốc của trà đạo, nó được biết đến là một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản được phát triển vào cuối thế kỉ 12. Theo một truyền thuyết của Nhật, có một nhà sư Eisai đã sang Trung Hoa để học đạo. Khi trở về nhà sư mang theo nhiều hạt trà về để trồng ngay tại sân chua. Khi này ông đã sáng tác nên cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Kỳ” (Kissa Yojoki). Cuốn sách này ghi lại những câu chuyện về thú uống trà mà ông đã tìm hiểu được tại Trung Hoa.

Từ đó trà trở nên thu hút và dần dần trở nên quen thuộc với người dân Nhật Bản. Công dụng thư giãn và tính hấp dẫn đặc biệt bên trong trà có mang họ lại gần hơn đến một môn nghệ thuật gọi là trà đạo (chado, 茶道). Khi ấy trà đạo không còn là một sản phẩm học hỏi từ Trung Hoa, nó đã nâng tầm khi kết hợp với tinh thần Thiền của Phật giáo và hoàn toàn thuần Nhật.

Trà đạo cũng không còn đơn thuần uống trà, nó bao hàm cả cách pha và uống trà. Cả nghi thức thưởng thức trà cũng là một phần của trà đạo. Người Nhật mong muốn không ngừng nghỉ tiến đến cái đích cuối cùng, biến trà đạo trở thành một nét tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc thay vì là một môn ngoại đạo.

Có thể thấy trà đạo từ thời kì của nhà sư Eisai so với trà đạo ngày nay đã có sự thay đổi cải biên rõ rệt khi nó không còn đơn thuần nhắm vào cách thưởng thức trà. Trà đạo là một phương tiện hữu hiệu giúp làm trong sạch tâm hồn thông qua hòa hợp với thiên nhiên để đạt tới cảnh giới giác ngộ.

Thói quen uống trà mang lại cho mỗi người tinh thần sảng khoái, thư giãn và củng cố sức khỏe. Điểm hấp dẫn thu hút hàng loạt người nhật tận hưởng thú vui trà đạo bởi hương vị đặc biệt của nó. Theo nhiều tài liệu ghi chép về văn hóa Nhật Bản, cách uống trà của người Nhật về cơ bản cũng giống với người Trung Quốc chính là ngắm cảnh và đối ẩm. Ngoài ra tại các vùng trồng trà thường tổ chức các cuộc thi tìm ra nguồn nguyên liệu ngon nhất.

Vào cuối thế kỷ thứ 15, có một nhân vật là Murata Jukou thuộc phái thiền Rinzai đã lập nên trường phái trà đạo đầu tiên tại cuộc thi toucha hay wabicha. Trường phái này chủ yếu thiên về tinh thần và sự giản dị.

Ý tưởng này dẫn được một người khác có tên là Senno Rikyu kết hợp với triết lý thiền và tạo ra một cách uống mới gọi là “cha no yuu” sau này đổi thành sadou (hay còn gọi là chado)

Từ trước đến nay, nhiều dân tộc trên thế giới đều đưa trà vào trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình. Uống trà không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn là một thú vui tinh thần giúp con người trở lại với bản chất tự nhiên của mình.

2. Trang phục truyền thống Kimono

Kimono trong tiếng Nhật nghĩa là “đồ để mặc”. Trong đó y phục truyền thống của văn hóa Nhật Bản được gọi là hòa phục. Thực tế truyền thống mặc Kimono đã được người Nhật giữ gìn hàng trăm năm qua.

Ngày nay, dưới sức ảnh hưởng của hội nhập nền kinh tế toàn cầu, các nền văn hóa trên thế giới có sự giao thoa mạnh mẽ khiến kimono không còn được ưa chuộng để mặc hàng ngày như hiện nay. Thay vào đó họ mặc kimono vào các dịp lễ tết hay các đám cưới và lễ hội. Kimono ở phụ nữ thường phổ biến và đa dạng trong hoa văn và mẫu mã hơn. Trong khi đó Kimono dành cho nam có phần đơn điệu ít hoa văn và thường tối màu.

Điểm đặc biệt ở Kimono là bạn không cần mình có thực sự mặc vừa hay không vì loại trang phục này chỉ có một kích cỡ duy nhất, bạn chỉ cần điều chỉnh bó trang phục sao cho phù hợp với bản thân là được.

Kimono của người Nhật được phân chia thành hai loại bao gồm loại kimono tay rộng và tay ngắn. Thông thường phụ nữ cưới chồng sẽ không chuộng mặc kimono tay rộng vì có phần cản trở các công việc trong gia đình.

Quy trình mặc kimono đôi khi cũng khá phức tạp. Về cơ bản trước khi mặc, người phụ nữ phải mặc “juban” trước. Đây là một loại áo lót để bảo vệ Kimono không bị dơ. Sau đó bạn đặt các vạt áo theo đúng nguyên tắc rồi thắt lại bằng thắt lưng obi. Quấn thắt lưng rất được coi trọng vì bạn chỉ quấn bên trái trước có khi dự tang lễ. Việc mặc kimono hàng ngày ít được ưa chuộng nguyên nhân khác nằm ở quy trình mặc khá phức tạp và không thể tự mình làm được. Đồng thời khi mặc kimono bạn phải mang guốc gỗ và vớ trắng tabi.

Xem thêm:

3. Rượu Sake

Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta chắc chắn ai cũng muốn một lần thử uống rượu sake. Rượu sake là một loại rượu truyền thống của Nhật Bản được nấu bằng gạo lên men. Rượu phải trải qua nhiều công đoạn lên men và nhiều quy tắc khác nhau để đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc trưng.

Quy tắc trên bàn rượu trong văn hóa Nhật Bản cũng rất được xem trọng. Theo lệ, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước. Trường hợp có người rót rượu cho bạn, bạn phải giữ cốc rượu bằng 1 tay rồi thể hiện phép lịch sự bằng cách dùng tay kia kê phía dưới cốc.

4. Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản những quy tắc và lễ nghi là điều được ưu tiên hàng đầu. Cúi chào luôn luôn phải được đi kèm với những lời chào của người Nhật. Tùy theo địa vị xã hội và các mối quan hệ xã hội mà người Nhật sẽ sử dụng cách cúi mình khác nhau, sử dụng các quy tắc lễ nghi khác nhau. Thông thường người Nhật Bản có ba cách cúi chào như sau:

  • Kiểu cúi chào bình thường

Kiểu cúi chào bình thường trong văn hóa Nhật Bản là kiểu chào thân mình cúi khoảng 30 độ và giữ nguyên trong vòng 2-3 giây. Trường hợp bạn đang ngồi trên sàn nhà và muốn chào thì đặt tay xuống sàn để chào. Khi này lòng bàn tay úp sấp cách nhau khoảng 20cm và đầu cúi thấp cách sàn 10cm.

  • Kiểu Saikeirei

Đây là kiểu chào được sử dụng trước bàn thờ tại các đền chùa, trước quốc kỳ và Thiên Hoàng. Để cúi chào Saikeirei người chào phải cúi xuống từ từ và rất thấp để biểu thị sự kính trọng sâu sắc.

  • Kiểu khẽ cúi chào

Với kiểu chào này, thân và đầu của bạn sẽ hơi cúi và hai tay bên hông. Đây là cách chào được người Nhật áp dụng hàng ngày. Tuy nhiên đối với những người lần đầu gặp, bạn nên chào thi lễ, còn các lần sau thì khẽ cúi chào.

5. Lễ nghi và phong tục ở Nhật Bản

Bên cạnh tính nghệ thuật, lễ nghi và phong tục là nét văn hóa đặc trưng, là nền tảng cho lối sống nề nếp ổn định của xã hội Nhật. Có thể nói chính những lễ nghi và phong tục đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đậm yếu tố nội sinh.

Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật sẵn sàng tiếp nhận cái mới đến từ Trung Quốc hay các nước phương Tây. Thực tế sự tiếp thu không mang ý nghĩa đồng hóa hay hòa tan văn hóa của bản thân trong những nền văn hóa khác. Chính nhờ những yếu tố ngoại lai như trên, người Nhật đã tạo nên những nét độc đáo riêng mang đậm dấu ấn bản thân.

6. Tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản

Tinh thần võ sĩ đạo đại diện cho lối sống đầy nghị lực và quyết tâm mà bất kì người Nhật nào cũng hướng đến. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính, bạn không chỉ cần trui rèn về khả năng năng lực của bản thân, bạn còn cần phải rèn luyện tính căn bao gồm ngay thẳng, trung thành, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, danh dự và tự kiểm soát bản thân.

Nhờ những đức tính đó, từ một nước nghèo luôn hứng chịu thiên tai khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

7. Văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc dân tộc

Sự giao thoa văn hóa giữa hiện đại và truyền thống của Nhật Bản đã trở thành một nét đẹp của họ. Để giải thích cho sự giao thoa này chính là bởi địa hình bao quanh là biển đảo của Nhật Bản. Vì nằm xa mặt đất, Nhật Bản chưa hề có chiến tranh xâm lược, vì vậy xã hội của Nhật Bản cũng mang tính thống nhất về văn hóa.

Ngoài ra còn một số ý kiến khác cho rằng điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt thường xuyên xảy ra thiên tai nên con người nơi này đã tôi luyện nên ý chí kiên cường và tinh thần chống thiên tai.

Không hứng chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh nhưng Nhật Bản phải hứng chịu cơn đau mỗi khi thiên nhiên nổi giận. Điều này đã đúc kết nên tính cần cù, chịu khó và bền trong mỗi con người Nhật.

Tại Nhật bao gồm 2 tôn giáo chính là thần đạo và phật giáo. Hai tôn giáo này đều có bề dày về lịch sử, từ đó tạo nên những tập quán phong tục, thậm chí là văn hóa ứng xử thông thường của con người cũng thấm nhuần những tư tưởng tôn giáo.

Tóm lại văn hóa Nhật Bản tồn tại nhiều điểm đặc sắc mà ít nền văn hóa nào có được. Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, nền văn hóa Nhật Bản đang dần lan tỏa xa hơn tạo điều kiện để bạn bè quốc tế có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống và con người Nhật Bản. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây